COVID-19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIM MẠCH THẾ NÀO?

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về một loạt các vấn đề về tim trong vòng 1 năm sau khi bệnh nhân COVID-19 hồi phục.

Những vấn đề tim mạch nào được ghi nhận ở bệnh nhân COVID-19 sau hồi phục?

Nghiên cứu đã thống kê các loại tổn thương tim được ghi nhận sau khi nhiễm SARS -CoV-2, bao gồm: Các rối loạn mạch máu não (đột quỵ và TIA), rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, loạn nhịp thất và cuồng nhĩ), bệnh viêm tim (viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim), thiếu máu cục bộ (bệnh mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và đau thắt ngực), các rối loạn tim khác (suy tim, bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ, ngừng tim ), rối loạn huyết khối (thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối tĩnh mạch nông), MACE (tử vong do mọi nguyên nhân, đột quỵ và nhồi máu cơ tim).

Các nguy cơ rõ ràng ngay cả ở những người bị COVID-19 nhẹ chỉ cần điều trị tại nhà và tăng dần theo cách phân loại theo cơ sở chăm sóc trong giai đoạn cấp tính (không nhập viện, nhập viện và nhập viện chăm sóc đặc biệt).

Ý kiến chuyên gia

Tiến sĩ Becker giải thích nguyên nhân COVID-19 gây ra rất nhiều tổn thương cho tim: “Chúng ta biết rằng nhiễm trùng SARS-CoV-2 trong giai đoạn ban đầu hoặc cấp tính có thể gây viêm cơ tim; viêm màng ngoài tim; nhồi máu cơ tim xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, nồng độ oxy trong máu thấp, hoặc hình thành cục máu đông trong động mạch vành; và suy tim. ”

Tiến sĩ Becker lưu ý: “Có căn cứ để tin rằng các cục máu đông (huyết khối) gây ra các cơn đau tim và đột quỵ trong COVID-19 có những đặc điểm khác biệt. Cụ thể là tỷ lệ bạch cầu cao hơn nhiều so với tỷ lệ được thấy ở các bệnh lý khác. Lý thuyết về cục máu đông COVID-19 đang bắt đầu hình thành. Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và cách phòng ngừa cũng như điều trị tối ưu “.

Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, viêm màng ngoài tim do COVID-19 có thể khó điều trị hơn so với các bệnh viêm màng ngoài tim do vi rút khác và khả năng tái phát dường như phổ biến hơn.

Trước đó, một số nghiên cứu điều tra kết quả tim mạch trong giai đoạn sau cấp tính của COVID-19. Tuy nhiên, hầu hết chỉ giới hạn ở những người nhập viện (đại diện cho thiểu số những người bị COVID-19), và tất cả đều có thời gian theo dõi ngắn và lựa chọn hẹp các kết quả về tim mạch. Chưa có một đánh giá toàn diện về di chứng COVID-19 sau cấp tính của hệ tim mạch trong và sau 12 tháng và các nghiên cứu về di chứng sau cấp tính COVID-19 trên phạm vi phân loại theo cơ sở chăm sóc trong giai đoạn cấp tính (không nhập viện, nhập viện và nhập viện chăm sóc đặc biệt) cũng thiếu. Nghiên cứu trên giải quyết khoảng trống này và sẽ cung cấp căn cứ để thiết lập các chiến lược chăm sóc COVID-19 sau giai đoạn cấp tính.

Theo dõi sức khỏe hậu COVID-19

Theo các chuyên gia, chiến lược tốt nhất – ít nhất là cho đến khi có thêm thông tin – là những người đã hồi phục sau COVID-19 vẫn cần đề phòng các dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tim mạch. Tiến sĩ Becker khuyên:”Bệnh nhân mắc COVID-19, bao gồm cả những người có các triệu chứng ban đầu nhẹ, nên nói chuyện với bác sĩ điều trị về các triệu chứng kéo dài hoặc mới xuất hiện, như mệt mỏi, tập thể dục không nổi, đau ngực, khó thở, đánh trống ngực, ngất xỉu.”. Các chuyên gia khuyến cáo những người đã bị COVID-19 cần ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ nếu những triệu chứng này xảy ra.

Nguồn: suckhoedoisong

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline