Biến chứng tim mạch hậu Covid có thể xảy ra đối với những người khỏe mạnh trước đó và cả những bệnh nhân có sẵn bệnh nền về tim mạch, dẫn đến nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi, đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến chứng tim mạch hậu Covid-19
Do rối loạn hệ miễn dịch
Tổn thương tim do virus Sars-CoV-2 đôi khi chính là hệ quả của việc hệ miễn dịch tấn công virus nhưng đồng thời lại làm hỏng các mô và tế bào khỏe mạnh ở các cơ quan khác trong đó có tim. Vì hệ tuần hoàn và tim mạch bị tổn thương cục bộ sẽ gây nên hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng liên quan như tắc mạch máu hệ thống, rối loạn nhịp tim hay suy tim. Sau khi mắc Covid-19, nếu bệnh nhân thường xuyên bị đánh trống ngực hoặc nhịp tim đập nhanh thì nên đi khám. Nhịp tim tăng nhanh tạm thời có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như mất nước do sốt.
Một hiện tượng được rất nhiều người biết đến trong giai đoạn Covid-19 đang hoành hành đó chính là bão cytokine. Tình trạng này xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công quá mức các tế bào khỏe mạnh làm viêm và nhanh chóng dẫn tới hoại tử mô cũng như tế bào cơ tim, gây suy tim.
Người bệnh khi bị suy tim do bão cytokine ập tới có thể biểu hiện các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh, sưng chân. Kết quả siêu âm tim hiển thị thành tim giảm động, tim giãn lớn, tăng áp động mạch phổi và giảm phân suất tống máu thất trái.
Do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị Covid-19
Trong quá trình điều trị Covid-19 cần sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, rối loạn điện giải, tình trạng giảm oxy trong máu hay thuốc kháng sinh sẽ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim vốn có từ trước. Những rối loạn nhịp tim phổ biến đó là tim đập chậm, ngừng tim, cơn nhịp nhanh thất không kéo dài, rung nhĩ,…
Do các cục máu đông hình thành khi bị Covid-19
Hệ thống mạch máu bao gồm động mạch và tĩnh mạch bị virus SARS-CoV-2 hủy hoại gây ra tình trạng viêm, tổn thương và các cục huyết khối lưu thông trong dòng máu. Biến chứng tắc mạch vì thế mà làm ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của tim cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.
Biến chứng này gặp nhiều ở các ca Covid-19 chuyển nặng, nguy kịch bắt buộc phải thở bằng máy. Khi các cục máu đông chặn dòng chảy của máu tại những vị trí nguy hiểm sẽ làm tăng nguy cơ đột tử do bị nhồi máu cơ tim cấp và thuyên tắc động mạch phổi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BỆNH VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
NHỮNG THỜI ĐIỂM CHỊ EM DỄ BỊ VIÊM BÀNG QUANG
VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ GIỚI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
NGƯỜI BỆNH VIÊM BÀNG QUANG NÊN KIÊNG GÌ?
BỊ VIÊM BÀNG QUANG NÊN ĂN GÌ ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH?
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM BÀNG QUANG