COVID-19 gây tổn thương đa cơ quan, nhưng nghiêm trọng hơn là những biến chứng ở phổi. Vậy để tránh hậu quả với sức khỏe, Bộ Y tế khuyến cáo trường hợp nào nên đi kiểm tra phổi hậu COVID-19, mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm hữu ích.
Vì sao nên kiểm tra phổi hậu COVID-19?
– Virus SARS-CoV-2 lây nhiễm từ bệnh sang người lành thông qua giọt bắn có chứa virus. Khi nhiễm COVID-19 người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu phổ biến như mệt mỏi, khó thở, đau nhức các cơ, sốt…
– Khi điều trị khỏi các triệu chứng này sẽ dần mất đi, cơ thể sẽ phục vụ hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, có không ít các trường hợp sau khi được kết luận khỏi COVID-19 vài tuần hoặc vài tháng phải đi khám lại vì xuất hiện các triệu chứng của tình trạng hậu COVID-19 như mệt mỏi, khó thở (thở hụt hơi, thở hổn hển), rối loạn chức năng nhận thức (giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, khó ngủ…), rối loạn thần kinh thực vật (cảm giác nóng lạnh thất thường, run tay chân, vã mồ hôi,…). Ngoài ra, có trường hợp lại xuất hiện triệu chứng bất thường về tiêu hóa như chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy, hoặc xuất hiện tình trạng rối loạn vị giác/ khứu giác…
– Đặc biệt, di chứng hậu COVID-19 để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là hệ hô hấp như viêm phổi, xơ phổi.
Ai nên kiểm tra phổi hậu COVID-19
Kiểm tra phổi hậu COVID-19 là việc làm cần thiết và quan trọng để kiểm soát được tình trạng sức khỏe và có biện pháp cần thiệp kịp thời, cần thiết (nếu có). Tuy nhiên, không phải tất cả người dân mắc COVID-19 đều đi khám hậu COVID-19. Thông thường, các trường hợp nên đi khám sau điều trị COVID-19 gồm:
– Nhóm người có bệnh nền như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá…;
– Nhóm người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), nằm viện thời gian dài;
– Các trường hợp bệnh nhân sau điều trị COVID-19 mà có tiền sử bệnh phổi trước đây như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi kẽ, xơ phổi,…;
– Các trường hợp sau 4 tuần bị nhiễm COVID-19 nhưng vẫn còn nhiều triệu chứng như thở nhanh, ho, tức nặng ngực, giảm oxy máu (SpO2 <95%) thì cần được đi khám để được chẩn đoán, theo dõi và phát hiện các bất thường sớm.
Kiểm tra phổi hậu COVID-19 nên kiểm tra thế nào cho hợp lý?
Quyết định số 4689/QĐ- BYT của Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm cận lâm sàng. Theo đó, để đánh giá, theo dõi các tổn thương phổi hậu COVID-19, người dân cần thực hiện các chỉ đinh cận lâm sàng sau:
– Xét nghiệm các chỉ số máu như: Tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đông máu, chức năng gan, thận, các chỉ số về chuyển hoá (đường máu, mỡ máu, acid uric,…).
– Điện tim, siêu âm tim đánh giá tổn thương về hình thái và sự hoạt động của tim.
– Chụp X-quang, chụp CT phổi: Đánh giá, theo dõi các tổn thương ở phổi. Đo chức năng hô hấp nhằm đánh giá chức năng của phổi.
– MRI não, siêu âm (động mạch cảnh, siêu âm ổ bụng, mạch máu…): Nhằm đánh giá các tổn thương tại các cơ quan khác ngoài phổi.
Thông qua kết quả khám để đánh giá toàn diện sức khỏe, từ đó có hướng điều trị phù hợp, chăm sóc toàn diện và hồi phục chức năng hô hấp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ GIỚI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
NGƯỜI BỆNH VIÊM BÀNG QUANG NÊN KIÊNG GÌ?
BỊ VIÊM BÀNG QUANG NÊN ĂN GÌ ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH?
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM BÀNG QUANG
VIÊM BÀNG QUANG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG