Gan là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất do Covid-19. Những tổn thương tại gan có thể lan rộng ngay cả khi người mắc đã được điều trị khỏi.
Ảnh hưởng trực tiếp đến gan
Rất nhiều trường hợp đã khỏi Covid-19, tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy, virus vẫn tồn tại trong mẫu phân của người bệnh. Đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, virus có thể đã nhân lên nhanh chóng ở gan và các cơ quan đường tiêu hóa.
Khi virus SARS-CoV-2 tấn công gan, nó có thể khiến cho các tế bào Kupffer ở gan phát triển mạnh hơn và sản sinh ra nhiều chất có khả năng gây viêm. Từ đó, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.
Tổn thương gan do các loại thuốc
Trong quá trình điều trị Covid-19, bệnh nhân có thể phải sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm,… Những loại thuốc này sẽ được chuyển hóa tại gan, kết hợp với tình trạng tích tụ thuốc quá liều trong gan rất dễ gây ra tình trạng viêm gan, tổn thương gan, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan.
Đặc biệt, đối với những trường hợp tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc Corticosteroid quá liều, … sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ cùng với một số tổn thương khác.
Các trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài, dùng thuốc không đúng với chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ cũng sẽ gây suy giảm chức năng gan. Các hoạt chất không được chuyển hóa hết có thể tích tụ lại trong gan và phá hủy tế bào gan.
Bên cạnh đó, trong quá trình gan chuyển hóa thuốc cũng có thể gây kích thích tế bào Kupffer ở gan, tăng sản xuất một số hoạt chất gây viêm khiến gan dễ bị tổn thương, suy giảm chức năng.
Gặp cơn bão Cytokine
Cơn bão Cytokine chính là một trong những nguyên nhân gây tổn thương gan nghiêm trọng. Bệnh nhân có nguy cơ chuyển biến xấu trong thời gian ngắn, dẫn đến suy đa tạng, viêm toàn thân.
Đối với người bị bệnh gan mạn tính
Một số bệnh gan mạn tính bao gồm nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C, tổn thương gan do rượu, mắc bệnh ung thư gan,… Đây là những trường hợp rất dễ gặp phải di chứng hậu Covid-19 liên quan đến gan. Bệnh nhân có nguy cơ nhập viện và nguy cơ tử vong cao hơn những đối tượng khác. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho biết, những bệnh nhân nhiễm Covid-19 khi đang mắc các bệnh gan mạn tính thì bệnh Covid-19 sẽ có nguy cơ cao chuyển biến xấu, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO BỆNH NHÂN BỊ NHỒI MÁU NÃO
PHÒNG NGỪA BỆNH NHỒI MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?
ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ GẶP TÌNH TRẠNG NHỒI MÁU NÃO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHỒI MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?
NHỒI MÁU NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH NHỒI MÁU NÃO LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH