Hậu Covid-19 và các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng trong cơ thể như phổi, tim mạch, gan, thận,… trong đó có rối loạn nội tiết.
Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng mất cân bằng nội tiết tố
Nội tiết tố đóng một phần quan trọng trong sức khỏe chung của một người. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở cả nam và nữ bao gồm: Yếu cơ, tăng cân, mệt mỏi, giảm cân bất ngờ, đau hoặc cứng cơ, sưng hoặc cứng khớp, vấn đề về thị lực, tăng hoặc giảm nhịp tim, đổ mồ hôi, lo lắng, nhạy cảm với nóng hoặc lạnh, giảm ham muốn tình dục, trầm cảm, táo bón hoặc đi cầu thường xuyên, da khô, tóc mỏng hoặc tóc dễ gãy, khuôn mặt bị sưng, vết rạn da màu tím hoặc hồng.
Hội chứng mệt mỏi liên quan đến rối loạn nội tiết hậu Covid-19
Nội tiết tố bị rối loạn có thể gây ra các hội chứng mệt. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng, Covid-19 sử dụng hệ men chuyển ACE 2 – là protein xuyên màng thuộc nhóm các thụ thể chức năng loại 2 và TMPRSS2 – protein thiết yếu cho quá trình cắt protein của virus, hai thành phần này chính là chìa khóa giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào vật chủ. ACE 2 và TMPRSS2 đều được biểu lộ rộng rãi ở nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể như hạ đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến tụy và tuyến sinh dục. Vì vậy, bên cạnh việc virus SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp cấp tính thì nó còn ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết trong cơ thể và dẫn đến việc gây ra các rối loạn về chức năng của các vị trí này. Chính vì nguyên nhân này cũng khiến cho những người bệnh sau mắc Covid-19 vẫn cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.
Làm thế nào để giảm các triệu chứng của rối loạn nội tiết hậu Covid-19?
Trước hết, để tránh khỏi tác động và sự xâm nhập của SARS-CoV-2, bạn cần chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe và tiêm vắc xin đầy đủ để tăng cường miễn dịch. Đây chính là những phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại Covid-19 và tránh được tình trạng rối loạn nội tiết do Covid-19 để lại.
Để nâng cao sức khỏe cũng như lấy lại thể trạng sau Covid-19, hãy đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Đặc biệt, cần bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ trái cây và rau quả. Ngoài ra, để cung cấp thêm vi chất cần thiết, bạn cũng nên thêm vào thực đơn các thực phẩm như cá, trứng hay các loại hạt.
Song song với dinh dưỡng, hãy tăng cường vận động và tập những bài thể dục phù hợp với sức khỏe của bản thân, không nên tập quá nặng khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Vấn đề quan trọng là cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu, đủ giờ sẽ giúp bạn nâng cao thể trạng. Nên tránh xa các môi trường có thuốc lá và vẫn tiếp tục duy trì việc điều trị bệnh nền.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO BỆNH NHÂN BỊ NHỒI MÁU NÃO
PHÒNG NGỪA BỆNH NHỒI MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?
ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ GẶP TÌNH TRẠNG NHỒI MÁU NÃO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHỒI MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?
NHỒI MÁU NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH NHỒI MÁU NÃO LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH