VÌ SAO HẬU COVID-19 NGƯỜI BỆNH DỄ TÁI PHÁT CƠN ĐAU DẠ DÀY?

Cảm giác khó chịu ở dạ dày là một trong những biểu hiện dễ gặp ở người mắc COVID-19. Thậm chí sau khi âm tính, cảm giác này vẫn còn dai dẳng hoặc tái phát cơn đau ở những người có tiền sử viêm loét dạ dày. Vậy phải làm gì để kiểm soát tình trạng này?

Đau dạ dày hậu COVID-19

– Có nhiều nguyên nhân gây tái phát cơn đau dạ dày, chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý; sinh hoạt không điều độ, ngủ không đủ giấc; lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh; stress, căng thẳng…

– Ở người mắc COVID-19, trong thời gian nhiễm bệnh thường có chế độ ăn uống kém hơn, do dùng thuốc, đặc biệt là những lo lắng, mất ngủ, căng thẳng kéo dài… có thể là nguyên nhân gây tái phát cơn đau dạ dày ở người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày.

– Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, trước tiên người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục. Cần lưu ý, tránh suy nghĩ căng thẳng, stress. Nếu có những vấn đề sức khỏe khác trong giai đoạn hậu COVID kéo dài hoặc trầm trọng nên đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cách ăn uống giúp kiểm soát cơn đau dạ dày hậu COVID-19

Ăn đủ chất dinh dưỡng

Để có sức khỏe tốt, trước tiên người có bệnh lý dạ dày cần đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

– Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc)

– Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…)

– Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật)

– Vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi…)

Ưu tiên các thực phẩm tốt cho dạ dày

– Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như: ngũ cốc, gạo nếp, bánh mỳ, bánh quy, các loại khoai củ, mật ong

– Nên ăn thức ăn nấu mềm, chín, giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho niêm mạc ruột như: Sữa, cháo, súp hay các món hầm mềm, ninh…

– Nên ăn thịt nạc như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm không da; cá, trứng…

– Lựa chọn các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và các loại hạt.

– Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém ở người bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều trái cây có tính axit cao như trái cây họ cam quýt.

Ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ

Người có tiền sử viêm loét dạ dày cần đặc biệt chú ý đến cách ăn uống để tránh làm tổn thương và quá tải cho dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc bị kích thích dễ gây tái phát những cơn đau và làm nặng thêm các tổn thương viêm loét trước đó. Cần lưu ý:

– Không ăn no quá hay để đói quá.

– Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bữa tối cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ. Không ăn khuya quá tránh dạ dày hoạt động quá tải về đêm..

– Ăn chậm, nhai kỹ.

– Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.

Nguồn: suckhoedoisong

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline