Ngoài phổi và đường hô hấp, thận là mục tiêu tấn công của nCoV, làm tổn thương các tế bào, gây đông máu khiến thận bị viêm, dẫn đến suy thận nhanh chóng.
Tổn thương thận hậu Covid-19
Virus làm phổi bị tổn thương, gây thiếu oxy cho các cơ quan, bao gồm cả thận. Khi vào cơ thể SARS-CoV-2 còn kích hoạt phản ứng viêm gây ra các cơn bão Cytokine phá hủy thận và các cơ quan nội tạng khác. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng khác của virus SARS-CoV-2 lên sức khỏe của thận chính là gây đông máu thận khiến cho thận bị viêm, dẫn đến suy thận nhanh chóng, thậm chí là phải tiến hành lọc máu.
Biểu hiện tổn thương thận trong Covid-19 thể hiện qua tình trạng tổn thương thận cấp (tổn thương thận do ly giải cơ vân); bệnh cầu thận gồm tiểu máu (do bệnh lý đông máu, viêm thận, phá vỡ hàng rào cầu thận) hay tiểu đạm (do tổn thương tế bào nội mô, màng đáy cầu thận, chân giả…); bệnh thận mạn khi chức năng thận càng giảm thì tình trạng tăng nồng độ Cytokine tiền viêm và monocyte viêm càng nặng.
Điều đáng nói là dù không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nhiều trường hợp thận đã bị tổn thương nghiêm trọng. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh dù không có biểu hiện nặng, protein của virus đã xuất hiện trong nước tiểu hay một số trường hợp kiểm tra máu của người đã tử vong do Covid-19 mới phát hiện kháng nguyên tích tụ trong tế bào biểu mô thận.
Hãy tầm soát chức năng thận thường xuyên hơn
Tổn thương thận ít khi được nhận biết và thường không thể nhận biết bằng mắt thường, mà cần phải thông qua các kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu… Do đó, bác sĩ Phương Dung khuyến cáo người bệnh nên quan tâm đến việc kiểm tra chức năng thận thường xuyên hơn, tương tự như việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Với những người không có tiền sử bệnh thận, việc kiểm tra chức năng thận nên được thực hiện 3-6 tháng/lần. Nếu có bệnh thận, người bệnh nên kiểm tra chức năng thận hàng tháng.
Đặc biệt, với những bệnh nhân có bệnh thận và đã chữa khỏi Covid-19 càng phải tích cực theo dõi sức khỏe của thận. Người bệnh có thể nhân cơ hội khám một bệnh nào đó kết hợp với kiểm tra chức năng thận. Hoặc khi nhận thấy những bất thường liên quan tới thận – niệu như: tiểu đỏ, tiểu bọt, sưng phù chân – tay- mặt, thậm chí là toàn thân. Trường hợp khác là khi kết quả xét nghiệm máu hay nước tiểu có bất thường như tăng BUN (Blood Urena Nitrogen – chỉ số xét nghiệm ure máu), độ thanh thải Creatinin, xuất hiện đạm – hồng cầu…
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều triển khai Gói khám hậu Covid-19 với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Bệnh nhân được sàng lọc theo triệu chứng và tư vấn gói khám phù hợp, tiết kiệm được chi phí và thời gian thăm khám
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO BỆNH NHÂN BỊ NHỒI MÁU NÃO
PHÒNG NGỪA BỆNH NHỒI MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?
ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ GẶP TÌNH TRẠNG NHỒI MÁU NÃO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHỒI MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?
NHỒI MÁU NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH NHỒI MÁU NÃO LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH