Rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện rất nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp.
Rối loạn chức năng tim mạch
Như nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, chỉ số huyết áp thay đổi (lúc cao, lúc thấp), hạ huyết áp tư thế đứng hay hoa mắt, chóng mặt… Khi được thăm khám và thực hiện cận lâm sàng như siêu âm tim hay đo điện tim thì lại hoàn toàn bình thường. Khi đó có thể xem đây là rối loạn thần kinh thực vật thể hiện ở hệ tim mạch;
Rối loạn tiêu hóa
Như khô miệng hay ngược lại là tiết nước bọt quá nhiều, rối loạn co thắt thực quản, tăng tiết dịch acid dạ dày gây trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau tức thượng vị… Một số ít người bệnh lại bị rối loạn co thắt đại tràng, dẫn đến dễ đi ngoài khi dùng thức ăn lạ hoặc vừa đi ngoài xong, sau ăn lại muốn đi tiếp;
Lo lắng bồn chồn
Thường xuyên có cảm giác lo lắng, bồn chồn, cảm xúc dễ thay đổi, hay xúc động hoặc rối loạn giấc ngủ. Một số F0 dù đã âm tính một thời gian than phiền “dễ bị xúc động không đáng có”;
Biểu hiện thiếu máu lên não như đau nặng đầu, choáng váng, cảm giác bồng bềnh khi di chuyển, đặc biệt là chứng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung;
Rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19
Khiến người bệnh luôn mệt mỏi, chân tay yếu khi vận động, thậm chí luôn cảm giác tay chân bủn rủn thoáng qua. Những biểu hiện này xuất phát từ việc rối loạn đường huyết và điện giải, một trong những tác động của hệ thần kinh thực vật;
Rối loạn chức năng hệ hô hấp
Như khó thở, thở hụt hơi, thở không sâu, cảm giác ngột ngạt ở nơi đông người… Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thần kinh tự động bị rối loạn dẫn đến rối loạn co thắt khí, phế quản và nhịp thở;
Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, da xấu do thiếu hoặc rối loạn nội tiết tố nữ. Chu kỳ kinh nguyệt thể thay đổi dài, ngắn hoặc có thể mất kinh vài tháng.
Những trường hợp nào gặp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật khá nhiều, gây triệu chứng cơ năng, tụt huyết áp, đánh trống ngực nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống thì nên đi khám phải đi khám sớm, tìm liệu pháp điều trị chuyên sâu. Người có bệnh lý nền như các bệnh tim mạch, mãn tính từ trước trên nền đái tháo đường, thần kinh nên đi khám sớm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ GIỚI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
NGƯỜI BỆNH VIÊM BÀNG QUANG NÊN KIÊNG GÌ?
BỊ VIÊM BÀNG QUANG NÊN ĂN GÌ ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH?
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM BÀNG QUANG
VIÊM BÀNG QUANG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG