Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh (ví dụ kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, dùng thuốc hợp lý ở người bệnh Parkinson…) và điều trị triệu chứng. Một số biện pháp can thiệp phù hợp cho người bị rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19:
Thay đổi chế độ vận động
Như tăng cường tập luyện thể dục, thể thao đều đặn sẽ hỗ trợ người bệnh có giấc ngủ ngon hơn, hạn chế được căng thẳng, mệt mỏi. Chế độ tập luyện của người bệnh cần phải đều đặn, mỗi ngày thực hiện khoảng 15 – 30 với các bài tập từ đơn giản đến nâng cao như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga…
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Hạn chế bớt các loại thịt đỏ, tăng cường bổ sung nhiều rau quả tươi, đặc biệt là những loại rau có màu xanh, vàng, đỏ đậm, bữa ăn bổ sung thêm cá giàu các axit béo không no sẽ hỗ trợ hệ thần kinh thực vật hồi phục tốt hơn;
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ thần kinh
Như viên vitamin tổng hợp, acid béo omega-3, kẽm, vitamin D hoặc các thuốc bổ não, tăng cường tuần hoàn não,… theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Một phương pháp khác
Người bệnh có thể áp dụng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID là thở oxy cao áp. Với phương pháp này người bệnh được đưa vào một buồng oxy tinh khiết có áp suất cao hơn 1.5 đến 2 lần so với bình thường. Phương pháp này giúp oxy phân phối tốt hơn đến các mô, cơ quan của cơ thể;
Liệu pháp tâm lý
Cũng là biện pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật với các hoạt động mang đến cảm giác dễ chịu như vẽ tranh, nghe nhạc, làm vườn, nấu ăn…
Nếu biết cách điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày, nhiều người sẽ ổn định sau khoảng 3 – 4 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, với những người mắc các triệu chứng ở mức độ nặng, cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời để không làm tình hình tiến triển phức tạp hơn, vừa khó giải quyết, vừa ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BỆNH VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
NHỮNG THỜI ĐIỂM CHỊ EM DỄ BỊ VIÊM BÀNG QUANG
VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ GIỚI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
NGƯỜI BỆNH VIÊM BÀNG QUANG NÊN KIÊNG GÌ?
BỊ VIÊM BÀNG QUANG NÊN ĂN GÌ ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH?
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM BÀNG QUANG