Khó thở, mệt mỏi và đau ngực là những triệu chứng phổ biến sau khi nhiễm Covid-19. Đau ngực khi nhiễm Covid-19 có thể đáng lo ngại nhưng thường không đe dọa đến tính mạng. Một số người đau ngực kéo dài từ khi bắt đầu nhiễm Covid-19. Nhưng có những cơn đau ngực trong giai đoạn này có thể không liên quan đến Covid-19. Khi nào nên gọi cấp cứu? Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều cập nhật một số tin tức sau nhé!
Những loại đau ngực mà người khỏi Covid-19 thường mắc phải
Đau ngực do đau cơ
– Cơn đau này có thể giới hạn ở một khu vực nhỏ hoặc lan rộng hơn. Có thể bị đau khi chạm vào và nặng hơn khi cử động như xoay ngực hoặc căng duỗi.
– Đau cơ thường gặp trong các trường hợp nhiễm virus cấp tính như Covid-19 và có thể gặp trong thời gian phục hồi Covid-19. Loại đau ngực này cũng có thể do thử các bài tập mới như chống đẩy.
Đau ngực do viêm màng phổi hoặc viêm màng ngoài tim
– Cơn đau ngực này dữ dội và nặng hơn khi hít vào. Nó thường do tình trạng viêm màng phổi hoặc màng ngoài tim. Cơn đau ngực do viêm màng ngoài tim thường nặng hơn khi nằm thẳng và bớt đau khi ngồi nghiêng về phía trước. Có thể uống thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm.
– Cơn đau cũng có thể do cục máu đông trong một hoặc nhiều động mạch cung cấp máu cho phổi. Cơn đau khởi phát thường đột ngột và có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở. Cần chẩn đoán sớm để điều trị nhằm ngăn ngừa các đợt đau tiếp theo.
Đau thắt ngực
– Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến phát sinh do các động mạch tim bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn.
– Đó là cảm giác co thắt, căng tức hoặc đè nặng trên khắp ngực. Cơn đau có thể lan tỏa ra một hoặc cả hai cánh tay, đến cổ, hàm hoặc răng.
– Đau thắt ngực ổn định được kích hoạt bởi hoạt động thể chất như đi bộ nhanh hoặc chạy, đi lên dốc hoặc leo cầu thang. Cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng bằng cách hoạt động chậm lại hoặc nghỉ ngơi. Nó có xu hướng nặng hơn khi trời lạnh.
– Đau do nhồi máu cơ tim tương tự như đau thắt ngực, nhưng thường nghiêm trọng hơn và liên tục, có thể kết hợp với buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, lo lắng và cảm thấy không khỏe.
Khi nào nên gọi cấp cứu?
Nên gọi cấp cứu ngay trong trường hợp gặp cơn đau tim sau đây:
– Đau ngực đột ngột hoặc dữ dội và kéo dài hơn 15 phút không khỏi
– Đau ngực đột ngột kèm theo nôn, buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc khó thở
– Đau ngực đột ngột kèm theo mất ý thức
Nguồn: thanhnien
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BỆNH VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
NHỮNG THỜI ĐIỂM CHỊ EM DỄ BỊ VIÊM BÀNG QUANG
VIÊM BÀNG QUANG Ở NỮ GIỚI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
NGƯỜI BỆNH VIÊM BÀNG QUANG NÊN KIÊNG GÌ?
BỊ VIÊM BÀNG QUANG NÊN ĂN GÌ ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH?
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM BÀNG QUANG