Dip Tết mọi người thường ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất. Không cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều rượu, bia, nước ngọt. Ăn thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, đồng hồ sinh học thay đổi, ăn nhiều vận động ít. Đi du xuân trong khí hậu lạnh, mưa, thay đổi thời tiết, … Đều là các tác nhân chính gây ra nhiều bệnh. Một số bệnh tái phát sau Tết thường gặp:
Một số bệnh thường tái phát sau Tết
Không chỉ các bệnh xuất hiện trước Tết, các bệnh tái phát sau Tết ở những người có bệnh lý nền cũng thực sự đang lo ngại.
Bệnh về dạ dày – tá tràng
Trong dịp Tết, một số người có tiền sử về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng có nguy cơ tái phát cao. Do chế độ ăn uống bất thường, không hợp lý, sử dụng nhiều rượu bia…
Một số bệnh mạn tính
Như bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng mỡ máu, … có nguy cơ gia tăng mức độ của bệnh do quên kiêng khem (uống rượu, bia, ăn nhiều xôi, bánh chưng, bánh tét, uống nước ngọt, ăn nhiều thịt, mỡ…). Quên uống thuốc theo chỉ định, …
Bệnh béo phì
Tăng cân nếu kéo dài kéo theo nguy cơ làm tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, … Từ đó dần dần làm xơ vữa động mạch, hậu quả dẫn đến là tắc mạch, đột quỵ. Ngoài ra, tăng cân còn làm ảnh hưởng đến các khớp gây thoái hóa khớp hoặc thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp nhanh hơn, trầm trọng hơn.
Tăng huyết áp
Thói quen ăn nhiều, ăn mặn ngày Tết ảnh hưởng nhiều đến bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể quên không uống thuốc, căng thẳng và mất ngủ cộng với thời tiết lạnh khiến mạch máu co thắt, làm tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Đột quỵ
Thường xảy ra trên nền bệnh nhân có bệnh mạn tính như xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp… do ít vận động, dùng rượu, bia hoặc có thể do quên uống thuốc, thay đổi nhiệt độ đột ngột… khiến bệnh nhân yếu hoặc liệt 1/2 người, nói ngọng hoặc nói khó, mặt bị méo sang một bên, có thể lơ mơ, mất ý thức hoặc thậm chí hôn mê.
Cơn gout cấp
Cũng thường xảy ra trên bệnh nhân gout, do ăn uống không điều độ khiến gan và thận quá tải, nồng độ acid uric trong máu tăng cao khiến bệnh nhân có thể bị đau dữ dội các khớp.
Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sau Tết
– Ăn nhiều rau, hạn chế thịt và đồ chế biến sẵn, ko ăn đồ ăn cũ.
– Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cà phê
– Giữ ấm, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn no quá, ăn nhạt, uống đủ nước, ngủ đủ giấc.
– Chịu khó vận động nhẹ nhàng.
– Tái khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM HỌNG XUNG HUYẾT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
VIÊM HỌNG XUNG HUYẾT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
MỘT SỐ CÁCH PHÒNG VIÊM HỌNG DO LIÊN CẦU KHUẨN
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG DO VIRUS LIÊN CẦU KHUẨN
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM HỌNG DO VIRUS LIÊN CẦU KHUẨN
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH GÂY RA NHỮNG BIẾN CHỨNG NÀO?