Rối loạn Lipid máu là một bệnh lý diễn biến từ từ, ít có biểu hiện và cần phát hiện sớm nhằm ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tầm soát rối loạn lipid máu định kỳ được khuyến cáo cho tất cả những người trưởng thành, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ.
Lý do bạn cần tầm soát rối loạn Lipid máu
Rối loạn Lipid máu là nguyên nhân của một loạt các bệnh lý nguy hiểm như các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, … Vì vậy, nếu có những yếu tố nguy cơ bị rối loạn Lipid máu, bạn nên thực hiện kiểm tra, chẩn đoán bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Từ đó có thể giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và trị bệnh.
Những ai nên tầm soát Lipid máu
– Những người có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, … cần làm xét nghiệm theo khuyến cáo của bác sĩ.
– Phụ nữ đái tháo đường hoặc cao huyết áp trong thai kỳ cũng là đối tượng có nguy cơ về tim mạch.
– Những người hút thuốc lá, nam giới bị rối loạn cương dương, những người bị bệnh thận mạn tính.
– Người bị rối loạn Lipid máu di truyền với biểu hiện như u vàng (xanthoma), xanthelasma dưới 45 tuổi.
– Người trong gia đình có tiền sử về rối loạn Lipid máu cũng được chỉ định.
– Người bị béo phì, thường xuyên sử dụng rượu bia, người có dấu hiệu trầm cảm, … cũng nên đi kiểm tra Lipid máu định kỳ.
Những người trên 45 tuổi nên kiểm tra Lipid máu định kỳ 6 tháng 1 lần. Kiểm tra Lipid máu cho những người trẻ tuổi hơn nếu như có các yếu tố nguy cơ khác như bị tăng huyết áp hay hút thuốc lá, tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành. Những người đang điều trị rối loạn Lipid có thể kiểm tra thường xuyên hơn, khi đã kiểm soát được thì nên kiểm tra 6 tháng/lần.
Lưu ý
Trước khi xét nghiệm mỡ máu, cần lưu ý nhịn ăn không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng từ 8 – 12 giờ. Các thành phần có trong thực phẩm (lipid, glucose, …) gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch trong kết luận bệnh. Không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc, … trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này sẽ tác động đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm không chính xác.
Đừng ngần ngại mà không tiến hành chẩn đoán rối loạn lipid máu sớm thông qua việc khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm nếu không may mắc bệnh, đồng thời ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm khác.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG