“Cơn bão Cytokine” sẽ gây ảnh hưởng đến tất cả các phủ tạng như phổi, tim, thận, gan… – đây là những cơ quan sẽ trực tiếp bị chất độc do “cơn bão Cytokine” gây tê liệt các phủ tạng. Do vậy, điều trị cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Hội chứng cơn bão Cytokine ở bệnh nhân Covid-19
– Trên bệnh nhân Covid-19, khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng sẽ nhanh chóng tự nhân bản và kích hoạt các tế bào miễn dịch gửi tín hiệu cho cơ thể để chiến đấu với virus.
– Trong đó, có những bệnh nhân với hệ miễn dịch khỏe mạnh đã bảo vệ cơ thể khỏi virus mà không làm xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc ho, mặc dù những bệnh nhân này vẫn có khả năng lây truyền virus cho người khác.
– Trong một số trường hợp khác, hội chứng cơn bão Cytokine ở bệnh nhân Covid-19 khiến hệ miễn dịch phải phản ứng liên tục và kéo dài, ngay khi virus đã không còn khả năng đe dọa. Lúc đó, việc giải phóng quá nhiều Cytokine sẽ nhanh chóng đẩy cơ thể vào tình trạng bị kiệt sức.
– Những Cytokine này tấn công vào phổi và làm phá vỡ các mô phổi. Khi đó, những túi khí nhỏ chứa chất lỏng trong mô phổi bị rò rỉ sẽ gây ra viêm phổi và làm thiếu hụt oxy trong máu. Khi phổi bị tổn thương nặng và gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính, các cơ quan khác bắt đầu bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng suy đa tạng. Nếu không được điều trị, hội chứng bão cytokine ở bệnh nhân Covid – 19 có thể gây tử vong.
Các biểu hiện của triệu chứng bão Cytokine
Triệu chứng nhẹ ban đầu:
– Bệnh nhân mắc các bệnh cảm cúm thông thường như ho, sốt, mệt mỏi, …
– Nặng hơn là đau đầu, phát ban, đau cơ, đau nhức xương khớp, tụt huyết áp, co giật và rối loạn chức năng của nhiều cơ quan.
– Bệnh nhân mắc các bệnh cảm cúm thông thường như ho, sốt, mệt mỏi
Triệu chứng nghiêm trọng về sau:
– Ho, thở nhanh rồi biến chứng thành suy hô hấp cấp tính.
– Nồng độ oxy trong máu giảm xuống thấp.
– Hiện tượng mờ đục phổi khi thực hiện chụp X-quang ngực phổi.
– Tăng D-dimer và transaminase.
– Hạ huyết áp, sốt cao, nồng độ ferritin và triglycerid trong máu tăng cao.
– Phản ứng viêm toàn thân, suy đa hệ thống, nhiễm độc thần kinh.
– Nồng độ nitơ trong máu tăng cao.
– Bệnh nhân phải sử dụng máy thở.
Bài viết có sử dụng nguồn tham khảo từ các chuyên gia trong lĩnh vực y tế
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO PHỤ NỮ MÃN KINH
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH: GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI VÀ TOÀN DIỆN
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI: THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG