NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM SAU TẾT

Ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra trong dịp Tết, mà sau Tết còn tăng lên nhanh khi các gia đình sử dụng thức ăn còn tồn lại. Sau dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình vẫn còn dư thừa thực phẩm, bảo quản không đúng cách, chế biến đi chế biến lại và sử dụng các thực phẩm hết hạn sử dụng hoặc để quá lâu ngày, để nấm mốc, … dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất lớn.

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm

Có một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua. Tùy vào từng nguyên nhân gây ra ngộ độc, các dấu hiệu sẽ khác nhau. Và các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sớm trong một sau vài giờ hoặc muộn trong vài ngày sau khi ăn.

– Trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy kèm theo các biểu hiện mất nước như khô môi, khát nước hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi.

– Trường hợp ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất sẽ gây ra các biểu hiện phức tạp hơn, không chỉ xảy ra ở hệ tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh bất thường, trụy mạch, …

– Ngoài ra còn có trường hợp ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên. Như các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như măng, cá nóc, cóc, sắn… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn sẽ gây ra những triệu chứng bất thường.

Khi nào người bệnh cần đến bệnh viện?

– Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng: Khi đi đại tiện thấy có máu và chất nhầy lẫn trong phân. Người bệnh ngoài đau bụng dữ dội còn thấy đau ở các vị trí như đau ngực, đau họng, đau cổ, …

– Rối loạn tim mạch: Xuất hiện các dấu hiệu tụt huyết áp, khó thở, loạn nhịp tim, đau ngực, …

– Rối loạn thần kinh: Người bệnh có biểu hiện nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, nói ngọng, … hoặc gặp tình trạng liệt cơ, co giật, chóng mặt, đau đầu.

– Ở những người có sức đề kháng giảm như trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người lớn tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính, người sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch (ung thư, dị ứng, xương khớp…), người suy dinh dưỡng… thì có thể gặp tình trạng nghiêm trọng hơn.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, cần lựa chọn thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ vệ sinh trong khi chế biến và ăn uống hợp vệ sinh bằng nguyên tắc ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó, không nên tích trữ thức ăn trong tủ đông, tủ lạnh nhiều ngày. Nên ưu tiên dùng thực phẩm tươi mới để đảm bảo sức khỏe.

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do vậy khi có các triệu chứng bất thường sau cần đưa người bệnh đến viện ngay

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline