Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng không hợp lý: ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol (nội tạng động vật, mỡ động vật, bơ sữa toàn phần, lòng đỏ trứng), thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, … Vì vậy, người bị rối loạn lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần có một chế độ ăn uống hợp lý.
Thực phẩm nên dùng
Ăn nhiều rau quả
Khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành như: thực phẩm giàu vitamin E, beta-carotene, vitamin C và selen, …
Ngũ cốc
Bổ sung thêm ngũ cốc và các loại khoai củ vào thực đơn. Các loại thực phẩm đó có thể chiếm 55% đến 65% năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người bị rối loạn lipid máu nên sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng để cung cấp thêm chất xơ, tăng đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế lượng đường, muối trong đồ ăn và đồ uống hàng ngày.
Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da chứa hàm lượng cholesterol thấp
Do đó, người bệnh nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, ngan, vịt thay cho những loại thịt đỏ. Bên cạnh đó, người bị máu mỡ cao cũng nên ưu tiên ăn các loại cá.
Sữa không béo
người bị rối loạn lipid máu nên ưu tiên những sản phẩm sữa không béo và cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết như: các vitamin nhóm B, A, C, E, kẽm, magie, … hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.
Dầu thực vật
Bạn nên sử dụng các loại dầu và bơ thực vật chứa nhiều chất béo không bão hòa như dầu ô liu, đậu nành, đậu phộng, hướng dương và hạt cải; bơ thực vật mềm hoặc lỏng
Tỏi
Là loại thực phẩm có tác dụng làm tăng HDL – Cholesterol, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL – Cholesterol máu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tốt trong việc dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông. Tuy vậy, bệnh nhân rối loạn lipid sử dụng quá nhiều tỏi có thể dẫn đến viêm mí hoặc viêm kết mạc và tổn hại đến sức khỏe của dạ dày. Vì vậy nếu bệnh nhân có những chứng viêm mắt thì không nên dùng.
Hành tây
Công dụng làm giảm cholesterol trong máu, cải thiện tốt tình trạng xơ vữa động mạch giảm độ nhớt của máu tương tự như thuốc aspirin.
Uống đủ nước:
Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, mỗi người nên uống 40 ml nước/kg/ngày (VD: 1 người 50 kg nên uống ~ 2 lít nước/ngày).
Thực phẩm nên hạn chế
Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu, nên hạn chế cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm sau: mỡ động vật, da, thịt động vật chưa lọc mỡ, gạch cua, gạch tôm; sữa béo nguyên kem; sữa đặc có đường, sữa có đường; lòng đỏ trứng, bơ, pho mát…; thịt gia cầm chưa bỏ da; Các loại bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa; hạn chế đường, mật; nội tạng động vật như: gan, tim, thận, óc, lá lách, dạ dày…; đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo như phô mai, xúc xích, thịt nguội…; hạn chế ăn tinh bột.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM TAI GIỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH VIÊM TAI GIỮA XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO VIÊM MŨI HỌNG CÓ THỂ GÂY VIÊM TAI GIỮA?
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?