Mỗi thời điểm khám và siêu âm thai đều có tầm quan trọng khác nhau. Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi là bước cơ bản và thực sự cần thiết để phát hiện sớm những dị tật của bé ngay từ trong bụng mẹ. Thông qua siêu âm các bác sĩ cũng có thể tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những cột mốc khám và siêu âm thai quan trọng mẹ bầu nên biết và thực hiện nhé!
Lần 1
Khi chậm kinh một tuần, hoặc khi thử que thử thai bằng nước tiểu thấy hai vạch hãy đến bệnh viện ngay. Bạn rất cần phải khám thai sớm ngay từ thời điểm này, bạn sẽ được siêu âm (
2 chiều ) để xác định thai có nằm trong buồng tử cung hay ở ngoài tử cung, trường hợp thai nằm ngoài tử cung, rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
Nếu thai nằm trong buồng tử cung thì xem đã có tim thai chưa? Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ. Giai đoạn này, các bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
Lần 2: Tuần thứ 8
Đã có rất nhiều trường hợp mẹ bầu khi đi siêu âm tại thời điểm thai nhi 5 – 6 tuần tuổi chưa thấy rõ phôi thai hoặc tim thai. Đây chính là lý do vì sao một số mẹ cần đến bệnh viện lần nữa để siêu âm khi mang thai tròn 2 tháng. Nếu từ lần siêu âm đầu tiên siêu âm tim thai đã được xác định thì mẹ cũng đừng lo lắng vì mình không được chỉ định đi tái siêu âm giai đoạn này nhé!
Lần siêu âm lần thứ hai này về cơ bản khá giống với lần đầu nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn. Mục đích siêu âm nhằm xác định tim thai cùng các vấn đề phát triển của phôi thai nếu có. Mẹ cũng có thể được bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc uống bổ sung.
Lần 3: Tuần 11 – 13
Khi thai đến tuần 11-13: Bạn phải đến khám và Siêu âm 4 chiều (4D) để đo khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) nhằm dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra (bệnh Down, dị dạng tim, dị dạng chi, thoát vị cơ hoành…). Các trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm là bình thường. Nếu qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn giá trị (chính xác) nữa.
Xét nghiệm NIPT (Non-invasive Prenatal Test) là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn an toàn 100% cho cả mẹ và bé, có thể sàng lọc phát hiện 300 đột biến di truyền được cân nhắc để thực hiện từ tuần thứ 9 trở đi.
Lần 4: Tuần thứ 16 – 20
Mẹ cần tiếp tục đến bệnh viện để kiểm tra sự phát triển của bé. Bác sĩ cũng đồng thời theo dõi cân nặng, tử cung và huyết áp cho mẹ để phục vụ cho việc chuẩn bị sinh nở sau này. Các phương pháp sàng lọc trước sinh an toàn và phổ biến nhất hiện nay là Double Test, Triple Test và NIPT, đây đều là các xét nghiệm sử dụng máu mẹ trong thai kỳ nhằm sàng lọc các dị tật bẩm sinh do bất thường về nhiễm sắc thể như Down, Patau, Edwards, dị tật ống thần kinh, …Các phương pháp này đều an toàn 100% với mẹ bầu và thai nhi. Các mẹ cũng lưu ý nên tiêm ngừa uốn ván 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu.
Lần 5: Tuần thứ 24 – 28
Giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 là giai đoạn khá nhạy cảm của thai kỳ. Đây là thời điểm then chốt để bác sĩ quyết định có cần đình chỉ thai kỳ hay không nếu có bất thường. Việc thực hiện siêu âm trong thời điểm này là cần thiết cho mẹ bầu.
Bác sĩ siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối, cân nặng, các bất thường về hình thái và tim thai của con. Mẹ nên kịp thời trao đổi với bác sĩ mọi dấu hiệu thay đổi bất thường mà mẹ cảm nhận trong lần siêu âm cơ bản này.
Lần 6: Khi thai ở tuần thứ 32
Bạn phải đến khám tổng quát cho mẹ, nhằm xem xét vị trí thai, độ phát triển của thai, … Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh. Và siêu âm 4D để phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
Lần 7: Tuần thứ 36 – 40
Đây là giai đoạn rất gần thời điểm con chào đời nên mẹ có thể sẽ cần thực hiện siêu âm cơ bản mỗi tuần một lần thay vì định kỳ hàng tháng như trước đây. Khi siêu âm bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai cho con, kiểm tra sự tăng trưởng của con. Các trường hợp thai ở vị trí bất lợi cho mẹ có thể được chỉ định mổ khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI