Bệnh cơ xương khớp không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại thường kéo dài làm cản trở đến sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh các bệnh cơ xương khớp mọi người nên tham khảo nhé!
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh:
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp, vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể để phòng các bệnh về xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp,…), chống loãng xương.
Các bạn có thể bổ sung canxi thông qua việc ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như là cá, tôm, cua, …
Cũng cần bổ sung thực phẩm rau quả như súp lơ, cam, dâu tây, rau cải, đu đủ, … để giúp hệ xương vững chắc. Ngoài ra còn có hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng, … cũng chứa boron – một chất giúp xương chắc khỏe.
Vận động thể dục mỗi ngày:
Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và dự phòng loãng xương, tắc mạch. Luôn khởi động trước khi chơi thể thao và chọn môn phù hợp với tuổi tác, bệnh lý từng người!
Chế độ làm việc:
Bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu đựng của xương khớp. Trong khoảng 1 tiếng chúng ta nên vận động một lần không nên ngồi hoặc đứng liên tục quá lâu, nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn. Đặc biệt chú ý khi làm việc trong môi trường lạnh cần mang tất chân để giữ ấm giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Duy trì cân nặng ổn định, hợp lý:
Khi bị béo phì, thừa cân sẽ làm tăng lực đè nặng lên khớp làm tổn thương đến các khớp. Đặc biệt là đối với trẻ em. Ở trẻ em hệ thống xương khớp chưa được phát triển toàn diện. Nên nếu áp lực quá lớn lên những vùng xương khớp như cột sống, khớp háng, khớp gối hay cổ chân làm tổn thương hệ xương khớp từ sớm.
Do đó, bạn cần điều chỉnh cân nặng, duy trì ở mức ổn định, hợp lý để giảm bớt sức nặng lên khớp. Giảm cân là một trong những biện pháp phòng chống bệnh cơ xương khớp hiệu quả.
Bỏ thuốc lá và giảm rượu bia:
Rất nhiều người nghĩ rằng uống rượu chỉ hại gan, dạ dày hoặc hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi. Thực tế, rượu, thuốc lá còn âm thầm “hủy hoại” hệ thống xương khớp, tim mạch, trí não, …
Cân bằng làm việc – nghỉ ngơi:
Mọi người nên tự sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động vì các cơ quan trong cơ thể đều cần nghỉ ngơi để tái tạo lại. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng vì dù lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.
Khám bệnh định kỳ:
Các bệnh lý ở xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trong đó có lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, chấn thương, tai nạn, … Vì thế, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, bạn cũng cần lắng nghe cơ thể và chủ động đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
GAN – “NHÀ MÁY” THẦM LẶNG CỦA CƠ THỂ: VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
BIẾN CHỨNG TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NẶNG – NGUYÊN NHÂN TỬ VONG HÀNG ĐẦU
BIẾN CHỨNG THẬN Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN CUỐI – NGUY CƠ LỌC MÁU SUỐT ĐỜI
CÁCH HỖ TRỢ KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
DẤU HIỆU CẢNH BÁO TIỂU ĐƯỜNG ĐÃ Ở GIAI ĐOẠN NẶNG – ĐỪNG BỎ QUA!
TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ? CÓ THỂ ĐẢO NGƯỢC ĐƯỢC KHÔNG?