CÁC BỆNH LÝ VỀ TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP DỊP TẾT

Trong những ngày Tết, thói quen ăn uống, nếp sinh hoạt của ngày thường bị xáo trộn một cách đột ngột, khiến cơ thể không thể thích ứng kịp, từ đó có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh về tiêu hóa thường gặp trong dịp Tết, chúng ta cần lưu ý nhé!

Viêm loét dạ dày

– Triệu chứng điển hình viêm loét dạ dàu là đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa… Ngoài các đợt cấp, viêm loét dạ dày mạn tính có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư nếu không được điều trị.

– Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như vi khuẩn HP, stress, sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc do chế độ ăn uống và sinh hoạt, … Để tránh nguy cơ mắc bệnh, nên tránh thói quen dễ gặp trong dịp Tết như ăn không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, uống bia rượu.

Trướng bụng đầy hơi

– Có lẽ đây là rối loạn thường gặp nhất của các bệnh lý đường tiêu hóa trong dịp Tết. Đó là biểu hiện no hơi, nặng bụng, khó chịu do có sự tích khí trong đường tiêu hóa, do tiêu hóa không tốt, thức ăn ứ đọng ở dạ dày.

– Nguyên nhân chủ yếu là do trong mấy ngày Tết ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các chất đạm, lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích.

– Xử trí bằng cách dùng gừng giã nhỏ lấy nước hòa với nước ấm rồi uống hoặc chườm ấm vùng bụng. Nếu không đỡ thì có thể dùng các thuốc trị khó tiêu đầy bụng như thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày – ruột hoặc sử dụng các loại men tiêu hóa. Liều lượng và cách uống có thể hỏi dược sĩ, nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc để được hướng dẫn, nhưng cũng chỉ nên dùng trong thời gian 3 – 5 ngày. Nếu các biểu hiện không đỡ cần đi khám bác sĩ vì có thể có nguyên nhân khác gây trướng bụng đầy hơi.

Ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn

– Ngày Tết, bạn thường xuyên ăn nhiều loại thực phẩm và đồ uống lạ so với các món ăn thường ngày. Cộng thêm việc bảo quản thức ăn ngày Tết không được kỹ càng là nguy cơ khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm và dị ứng thức ăn. Triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn thường là nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn ngứa ngoài da, …

– Để phòng tránh, bạn cần sử dụng thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, được bảo quản đúng cách; không nên ăn uống quá nhiều loại thức ăn một lúc tránh những thực phẩm ‘kỵ’ nhau; tránh dùng những loại thực phẩm, đồ uống hoặc gia vị lạ mà bạn từng bị dị ứng.

Ợ chua

– Ợ chua là một trong những triệu chứng đầu tiên của các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Cảm giác chua, nóng ra xuất hiện khi người bệnh ợ lên là do acid tiết ra từ dạ dày. Vì thế, ợ chua cũng được xem là tình trạng trào ngược acid dạ dày.

– Người bệnh sẽ cảm nhận rất rõ ràng cảm giác nóng rát ở vùng giữa ngực – thượng vị, đi kèm là vị chua trong miệng.

– Nguyên nhân gây ra ợ chua đến từ các loại thực phẩm kích thích sự tiết acid bên trong dạ dày, khiến cho hoạt động này trở nên bất thường. Những thực phẩm này bao gồm:

+ Đồ uống chứa cồn như rượu bia

+ Thực phẩm quá nhiều chất béo xấu

+ Sô cô la

+ Các thực phẩm cay nóng

+ Thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ợ chua

Trào ngược dạ dày thực quản

– Triệu chứng điển hình nhất của bệnh tiêu hóa thường gặp ngày Tết, trào ngược dạ dày thực quản là chứng ợ nóng. Các cảm giác buồn nôn và chán ăn là những hệ quả của chứng ợ nóng. Bệnh xảy ra ở những đối tượng hấp thụ lượng thức ăn có tính chất kích thích acid tiết ra, gây tổn thương cơ thắt thực quản, suy giảm chức năng.

– Bệnh gây ra cảm giác khó nuốt, gây đau khi người bệnh cố nuốt thức ăn do thực quản bị chít hẹp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có những cơn đau khu trú ở vùng mũi ức hoặc vùng cao sau xương ức. Trào ngược dạ dày thực quản cần được điều trị sớm ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu để bệnh tiếp diễn trong thời gian dài, người bệnh sẽ đối mặt với những bệnh tiêu hóa nguy hiểm hơn như loét thực quản, hẹp thực quản hoặc Barrett thực quản.

Tiêu chảy, táo bón

– Đây là bệnh lý hay gặp, nhất là trẻ em – đối tượng rất dễ mắc do hệ miễn dịch còn non yếu. Đa số nguyên nhân gây tiêu chảy là do vệ sinh kém, hoặc ăn đồ ôi thiu.

– Ngoài ra, ăn uống không đều đặn, không đúng giờ, thậm chí là ăn uống qua loa, đặc biệt trẻ em thường ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, các loại thức ăn chế biến sẵn, thói quen lười vận động… là những nguyên nhân chính gây bệnh táo bón nên cha mẹ đặc biệt lưu ý kiểm soát việc ăn bánh kẹo của con.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline