ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG NGÀY TẾT

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh gặp phải trong trường hợp tiêu thụ nhầm các loại thức ăn hay nước uống đã bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Hoặc việc sử dụng những loại thực phẩm bị biến chất, bị ôi thiu hay trong thành phần có chứa chất bảo quản, chất phụ gia gây hại, … cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Cần lưu ý đến những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm có:

– Đau bụng.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Tiêu chảy.

– Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu.

– Bị sốt.

– Chán ăn.

– Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.

– Đau đầu, choáng váng, chóng mặt.

– Ớn lạnh, rùng mình.

– Đau khớp và cơ.

Đề phòng ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết

Ăn chín uống sôi

Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần qua nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 – 30 phút, đặc biệt là nếu dùng ăn sống.

Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu dịp Tết, tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt, …) cho thức ăn sống và chín.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Chúng ta thường có thói quen bỏ những loại thực phẩm mua dư vào tủ lạnh. Tuy nhiên, thực tế, mỗi loại thực phẩm sẽ có một cách bảo quản khác nhau. Do đó, nếu bạn muốn phòng tránh ngộ độc thực phẩm thì bạn cần biết cách bảo quản thực phẩm đúng và an toàn.

Chế biến thực phẩm an toàn

Khi chế biến thực phẩm bạn cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn nguyên liệu. Nên chọn những loại thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Theo đó, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng bức.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một việc làm cần thiết. Muốn như vậy, bạn cần cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn cũng như trước và sau khi dùng bữa.

Đồng thời, các dụng cụ và đồ dùng được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm cũng cần được vệ sinh kỹ.

Cẩn thận khi ăn uống bên ngoài

Lựa chọn quán ăn, nhà hàng phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu nên đặc biệt thận trọng khi ăn uống bên ngoài.

Có thể lựa chọn những hàng quán quen, có bếp ăn, sạch sẽ, bát đĩa, đồ dùng được giữ sạch và thức ăn cũng được chế biến cẩn thận.

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline