Men gan cao là dấu hiệu gan đang bị tổn thương. Nếu không kịp thời kiểm soát, chữa trị sẽ khiến bệnh trở nặng, thậm chí gây tử vong. Vậy cụ thể, men gan tăng cao cảnh báo bệnh gì?
Viêm gan
Viêm gan do bất kỳ nguyên nhân nào cũng khiến men gan tăng cao đột biến nhưng viêm gan do các virut như A, B, C, E, D sẽ có mức độ tăng rất cao và thường gây ra tình trạng viêm cấp tính.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy men gan tăng cao, bác sĩ sẽ hỏi về nguyên nhân cơ bản như lối sống, thói quen ăn uống. Nguyên nhân tăng men gan phổ biến nhất là do bệnh gan nhiễm mỡ. Theo Tạp chí Medical News Today, có khoảng 25-51% những người bị tăng men gan có tình trạng này. Bệnh xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan gây ra mệt mỏi, đau ở bên phải của bụng nhưng thường không rõ triệu chứng. Bác sĩ kiểm tra những người bị rối loạn sử dụng rượu hoặc hội chứng chuyển hóa để tìm nguyên nhân men gan cao.
Bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể gặp trong hội chứng chuyển hóa là nhóm các triệu chứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các triệu chứng này bao gồm đường trong máu cao, huyết áp cao, thừa cân, cholesterol cao. Bác sĩ có thể kiểm tra người có một hoặc nhiều triệu chứng này để tìm nguyên nhân gây tăng men gan.
Viêm gan do bia rượu
Uống quá nhiều bia rượu có thể dẫn đến viêm hoặc tổn thương gan do rượu. Ethanol trong bia rượu khi uống vào chuyển hóa thành acetaldehyde, chất gây tổn thương gan. Các triệu chứng của viêm gan do rượu tương tự như các triệu chứng của các loại viêm gan khác. Nếu một người thường xuyên sử dụng rượu bia, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ men gan để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Xơ gan
Xơ gan là tổn thương với sẹo vĩnh viễn ở gan, ngăn gan hoạt động bình thường. Xơ gan có thể dẫn đến suy gan. Các triệu chứng xơ gan thường thấy như mệt mỏi và ngứa da. Người bị bệnh viêm gan hoặc gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có nguy cơ xơ gan. Bác sĩ kiểm tra nồng độ men gan có thể xác định được bệnh xơ gan.
Bệnh về đường mật
Men gan tăng cũng có thể gặp trong các bệnh về đường mật như viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe gan.
Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh. Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật.
Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?