KHÔ MŨI CÓ PHẢI LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA COVID-19?

COVID-19 có thể trực tiếp hoặc gián tiếp (do dùng thuốc) gây khô mũi. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây khô mũi. Khi nào cần đi khám?

COVID-19 gây khô mũi như thế nào?

– Khô mũi xảy ra khi các xoang của mũi không sản xuất đủ chất nhầy để giữ ẩm. Virus gây ra COVID-19 cũng có thể gây trở ngại cho việc sản xuất chất nhầy này.

– SARS-CoV-2 được cho là xâm nhập vào tế bào thông qua một loại enzyme có tên là angiotensin – 2 (ACE2). Enzyme này được tìm thấy trong nhiều mô của cơ thể, bao gồm cả các tế bào lót biểu mô khứu giác và sản xuất chất nhầy.

– Các triệu chứng về mũi của COVID-19 có thể tương tự như các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên khác và đôi khi bao gồm cả nóng rát hoặc khô mũi.

– Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, một nhóm 35 người bị nhiễm COVID-19 cho biết họ có cảm giác lạ trong mũi hoặc khô mũi quá mức, thường xuyên hơn nhiều so với những người không bị nhiễm COVID-19.

– Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tình trạng khô mũi thường xảy ra cùng với mất hoàn toàn hoặc một phần mùi và vị, và có xu hướng xuất hiện trước các triệu chứng COVID-19 khác.

– Về mặt cơ học, sự xâm nhập của virus vào biểu mô đường hô hấp, đặc biệt là tế bào mũi, có thể gây ra sự phá vỡ đột ngột của hàng rào chất nhầy, do đó làm cho biểu mô mũi bị khô. Điều này cũng làm giảm độ nhạy cảm của khứu giác, có thể giải thích cho cả cảm giác khó chịu ở mũi (khô mũi) và mất khứu giác.

– Nhiễm virus cũng có thể gây tổn thương trực tiếp đến biểu mô đường hô hấp. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu thêm, có thể xác định chính xác thời điểm mà các cảm giác bất thường ở mũi, chẳng hạn như khô mũi quá mức…

– Cùng với việc gây khô mũi, COVID-19 cũng có thể dẫn đến khô và đau họng. Một nghiên cứu vào tháng 8/2020 phát hiện ra rằng trong số 223 người lớn mắc COVID-19, 16,1% bị khô cổ họng.

 

– Ngạt mũi và chảy nước mũi đều đã được báo cáo ở những người mắc COVID-19. Nghiên cứu năm 2020 phát hiện ra rằng trong nhóm 1.773 người được xác nhận nhiễm COVID-19, 4,1% bị nghẹt mũi và 2,1% bị sổ mũi. Việc dùng thuốc thông mũi trị ngạt mũi cũng là tác nhân gây khô mũi.

Nguyên nhân gây khô mũi

Nhiều tình trạng ngoài COVID-19 cũng có thể gây khô đường mũi. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn.

– Các bệnh nhiễm trùng khác: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng xoang có thể dẫn đến khô, viêm và nóng rát mũi.

– Dị ứng theo mùa: Dị ứng theo mùa thường gây kích ứng xoang và dẫn đến viêm và khô. Một số loại thuốc dị ứng cũng có thể góp phần gây nên tình trạng này.

– Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có xu hướng làm khô xoang bằng cách giảm sản xuất chất nhầy.

– Đeo mặt nạ kéo dài: Đeo một số loại mặt nạ có liên quan đến sự phát triển của khô mắt và mũi.

– Không khí khô: Tiếp xúc với không khí khô có thể dẫn đến kích ứng và khô mũi. Không khí có xu hướng đặc biệt khô trong những tháng mùa đông.

– Mất nước: Uống không đủ nước làm tăng nguy cơ bị khô của màng nhày mũi, dẫn đến khô mũi.

Khi nào đi khám bác sĩ về chứng khô nghẹt mũi

Mũi bị khô có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Nếu bạn có các triệu chứng COVID-19 khác hoặc nghĩ rằng bạn có thể bị nhiễm COVID-19, nên cách ly bản thân với những người khác và điều trị các triệu chứng.

Theo healthline, news-medical

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline