Bệnh Gút bùng phát vào dịp tết vì các bữa ăn, đồ uống đón năm mới quá đa dạng và phong phú về cả chất và số lượng. Đây được xem là một thách thức rất lớn với người bệnh Gút. Vậy những bệnh nhân Gút cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào cho phù hợp vào dịp Tết này.
Những thực phẩm mà người bệnh Gút nên tăng cường sử dụng trong dịp Tết
– Ưu tiên rau xanh, hoa quả: Rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín, … vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút.
– Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, … giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric.Các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric.
– Tích cực ăn thực phẩm ít purin: Ngũ cốc, bơ, các loại hạt… Đặc biệt là trứng, sữa không chứa purin nên người bệnh gút nên thường xuyên sử dụng.
– Người bị bệnh gút nên uống nhiều nước (2 – 3 lít/ngày). Nên uống các loại nước khoáng không gas có độ kiềm cao giúp đào thải acid uric và tiêu giảm kết tinh urat tại ống thận.
Một số thức ăn người bệnh gút nên kiêng trong dịp Tết
– Người bệnh gút cần hạn chế ăn gan, thận, tim vì chúng có hàm lượng rất cao purine và nó có thể thúc đẩy một cơn gút cấp, vì vậy nên tránh hoàn toàn trên bệnh nhân gút. Thịt đỏ (thịt bò) có hàm lượng axit uric cao hơn thịt trắng (thịt gà, vịt, heo) nên cũng hạn chế không ăn thường xuyên. Hải sản có hàm lượng purine cao như sò, mực ống, tôm, cua, hàu không nên ăn.
– Đồ uống có cồn (bia, rượu): Sử dụng thức uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ gút cấp vì khi cơ thể chuyển hóa cồn sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Trong các loại đồ uống có cồn thì rượu vang nếu sử dụng điều độ thì ít gây cơn gout cấp hơn bia và các loại rượu khác.
– Đồ uống có ga chứa chất tạo ngọt HFCS nên khi cơ thể chuyển hóa fructose sẽ tăng tạo purine và từ đó sẽ làm tăng axit uric trong máu.
Chế độ sinh hoạt
– Ngày Tết các bệnh nhân bị gút vẫn nên duy trì chế độ luyện tập trong nhà, giữ ấm cơ thể. Khi ra đường, bệnh nhân gút nên giữ ấm toàn thân, đi găng tay, tất chân, đội mũ, quàng khăn ấm, đảm bảo chân tay không bị lạnh.
– Buổi tối, người bệnh gút có thể ngâm chân tay vào nước muối ấm hoặc sử dụng túi chườm để chân tay được ấm hơn. Việc này hiệu quả hơn nếu chân có cơn đau đột ngột do bệnh gút gây ra. Người bệnh có thể sử dụng nước lọc đun sôi để ấm hoặc sử dụng nước lá lốt, lá tía tô để ngâm chân. Trước khi đi ngủ, người bệnh sẽ tiến hành ngâm chân với nước ấm trong khoảng 20 phút. Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì vào mỗi buổi tối để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
– Ngoài ra, để giảm đau người bệnh ngồi nhiều nên gác phần chân bị đau lên gối khoảng 30 phút. Đây là cách giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế cơn đau.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM TAI GIỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH VIÊM TAI GIỮA XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO VIÊM MŨI HỌNG CÓ THỂ GÂY VIÊM TAI GIỮA?
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?