Nhiễm trùng đường ruột có các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu phân lỏng nhầy nhớt, đôi khi đi mót rặn lẫn máu. Bệnh thường điều trị tập trung vào việc duy trì bù đủ nước, thay đổi chế độ ăn, đến khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nặng để kịp thời dùng kháng sinh đặc trị.
Nhiễm trùng đường ruột là gì?
Nhiễm trùng đường ruột hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra với biểu hiện điển hình là đau quặn bụng, tiêu chảy ra nước nhiều lần, bị nôn mửa nhiều, đại tiện phân lỏng, thậm chí có nhầy máu và đôi khi kèm theo sốt. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống khi tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm chứa tác nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn
– Vi khuẩn E coli xâm nhập vào bên trong đường tiêu hóa, tiết ra các loại độc tố làm người bệnh nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy ra máu. Thông qua nguồn nước, thực phẩm bẩn, đường tiếp xúc giữa con người với con người, vi khuẩn này sẽ lây lan và tấn công vào hệ tiêu hóa của người bệnh.
– Vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn xuất hiện trong thịt của gia cầm còn sống, xuất hiện trong trứng sống hay trong nước chưa đun sôi. Chúng cũng có thể tồn tại trên tay vịn cầu thang, bề mặt cửa, … mà con người khi chạm vào sẽ tiếp xúc với vi khuẩn.
Nhiễm trùng đường ruột do Virus
– Norovirus: Xuất hiện trong các loại thực phẩm bị bẩn, ôi thiu, loại virus này có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp.
– Rotavirus: Là tác nhân hàng đầu gây ra nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em. Rotavirus dễ dàng lây lan trong cộng đồng qua đường tiếp xúc, bệnh gây ra những triệu chứng tiêu chảy cấp nặng nề, nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể tử vong do mất nước.
Ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột
– Giardia: Đây là loại ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột, lây lan thông qua tiếp xúc người với người hoặc nước bị ô nhiễm. Giardia có khả năng chống clo nên vẫn tồn tại được trong bể bơi công cộng.
– Cryptosporidiosis: Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng có kích thước cực nhỏ với lớp vỏ bên ngoài vững chắc, giúp nó tồn tại trên cơ thể vật chủ và chịu được quá trình khử trùng bằng clo.
Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm trùng đường ruột
– Chán ăn: Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đều có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
– Đau bụng, buồn nôn: Đau bụng co thắt là hiện tượng thường gặp ở người bị nhiễm trùng đường ruột. Thường thì cơn đau sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 phút/ lần và dễ tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn. Đi kèm với cơn đau là cảm giác chướng bụng, đầy bụng. Cũng vì đau bụng và cảm giác ăn không ngon miệng nên người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và dễ bị nôn nhiều lần.
– Tiêu chảy liên tục
Là triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiêu hóa. Thể hiện bằng việc tăng số lần đi tiêu, phân lỏng, phân có màu, mùi, hình dạng bất thường. Tiêu chảy có thể do viêm làm tăng tiết nước và muối trong đường ruột, hoặc do rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng.
Tiêu chảy có thể có máu, nhầy, ký sinh trùng nếu nhiễm trùng nặng hoặc có loét. Tiêu chảy có thể gây ra mất nước, mất điện giải và suy dinh dưỡng.
– Sốt: có thể sốt nhẹ. Một số trường hợp nhiễm tác nhân độc hại gây ra sốt cao, lạnh run hoặc sốt kéo dài liên tục nhiều ngày, khiến người bệnh đừ mệt, mất nước.
– Triệu chứng khác:
+ Đau cơ hoặc nhức đầu.
+ Mệt mỏi, chán ăn.
+ Sụt cân.
+ Ngứa da hoặc bỏng da.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?
VÌ SAO CẦN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN?
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA
ĐAU XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÚC GIAO MÙA
NHỮNG BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA MƯA BÃO CẦN CHÚ Ý
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SAU MƯA BÃO MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT