VÌ SAO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY LẠI GÂY HÔI MIỆNG?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa, xảy ra khi các chất dịch trong thành dạ dày như HCL, pepsin, dịch mật… bị đẩy ngược lên thực quản. Các dịch vị này có tính axit làm kích thích niêm mạc thực quản gây ra các chứng trào ngược với những biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, … Kèm theo đó có thể là tình trạng hơi thở có mùi.

Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây hôi miệng?

Lý giải cho điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, do cơ quan tiêu hóa thức ăn, dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến người bệnh bị hôi miệng.

Ngoài ra, khi bệnh để lâu ngày, người bệnh có thể bị viêm loét họng, thực quản. Tại những vị trí viêm loét này sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn có mùi. Những điều này sẽ gây nên mùi hôi miệng đối với người bị trào ngược dạ dày.

Axit dạ dày khi trào ngược sẽ làm tổn thương cấu trúc niêm mạc miệng – họng, gây mòn răng và khiến răng bị yếu đi. Khi niêm mạc miệng – họng bị tổn thương, vi khuẩn sinh mùi sẽ có cơ hội phát triển. Các vi sinh vật ở dạ dày trào ngược lên cùng với axit dạ dày cũng sẽ “hiệp đồng” với vi khuẩn trong khoang miệng, gây hôi miệng.

Ngoài việc gây ra tình trạng hôi miệng, trào ngược dạ dày cũng có thể gây viêm họng. Nguyên nhân là do khi niêm mạc miệng – hong bị tổn thương, các vi sinh vật có hại sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào tế bào thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị sưng, phù nề.

Khắc phục tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản

Dung thuốc

Khi bệnh trào ngược dạ dày gây hôi miệng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Thay đổi chế độ ăn

Một chế độ ăn uống chừng mực và hợp lý cũng có thể giúp bạn khắc phục chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày. Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn để ăn nhiều lần trong ngày, không ăn bất cứ gì trong 2 giờ trước khi đi ngủ và hạn chế nằm ngay sau khi ăn xong vì dễ bị trào ngược dạ dày.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bỏ hút thuốc lá (nếu có): Thói quen hút thuốc không chỉ khiến hơi thở có mùi mà còn làm cho cơ co thắt thực quản bị giãn ra, gây trào ngược axit.

Tránh dùng các thực phẩm và đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, các loại nước cam, chanh, sôcôla, thức ăn cay và béo, …Đây là các thực phẩm có thể làm nặng thêm bệnh trào ngược dạ dày.

Chú ý làm sạch lưỡi mỗi lần đánh răng, kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch miệng hiệu quả hơn. Bạn có thể tập thói quen nhai kẹo cao su (loại không đường) giúp kích thích tiết nước bọt và tăng khả năng làm sạch miệng.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh các hoạt động cúi người ra phía trước hoặc vận động ngay sau mỗi bữa ăn.

Nên chọn loại gối cao để ngủ, không mặc quần áo quá bó và từ bỏ thói quen hút thuốc (nếu có).

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline