Đường tiết niệu gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan nhiễm trùng có thể gây những triệu chứng bệnh khác nhau. Để chẩn đoán bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau đây:
Phân tích mẫu nước tiểu
Bác sĩ lấy mẫu nước tiểu của người bệnh để phân tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn. Người bệnh cần lau bộ phận sinh dục bằng giấy sát trùng và lấy nước tiểu giữa dòng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
Nuôi cấy vi khuẩn đường tiết niệu từ nước tiểu
Xét nghiệm này cho bác sĩ biết vi khuẩn nào gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đó sẽ được làm kháng sinh đồ để tìm ra thuốc kháng sinh nào hiệu quả nhất.
Chẩn đoán hình ảnh đường tiết niệu
Nếu bạn bị nhiễm trùng thường xuyên, và bác sĩ nghi ngờ do bất thường cấu trúc của đường tiết niệu, bạn có thể được chỉ định siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MR) để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Nội soi bàng quang
Bác sĩ có thể dùng một ống dài, mỏng và có thấu kính để quan sát bên trong niệu đạo, bàng quang.
Mặt khác, bạn sẽ cần thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán khác nếu:
– Nhiễm trùng đường tiểu trên (ở thận và niệu đạo): thực hiện thêm tổng phân tích tế bào máu (CBC) để xem vi khuẩn có vào hệ tuần hoàn chưa.
– Nhiễm trùng tái phát: kiểm tra dấu hiệu bất thường trong các cơ quan tiết niệu bằng chẩn đoán hình ảnh như siêu âm đường tiểu, chụp X-quang, nội soi bàng quang, chụp CT đường tiểu.
Nhiễm trùng đường tiểu có biểu hiện đặc trưng là thường xuyên mót tiểu và cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu. Trong khi phần lớn phụ nữ thấy tiểu đau, thì một số người chỉ cảm thấy đau vùng chậu mơ hồ hoặc có thể bị sốt. Khi thấy những biểu hiện này, bạn cần đi khám bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác như thận. Mặc dù dùng thuốc không kê đơn có thể giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn nhưng chỉ có kháng sinh mới có thể chữa khỏi nhiễm trùng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG