Viêm đường hô hấp dưới là các bệnh lý ảnh hướng tới đường hô hấp dưới, từ phế quản trở xuống. Hai bệnh lý phổ biến liên quan đến viêm đường hô hấp dưới là viêm phế quản và viêm phổi. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi.
Những kỹ thuật y tế chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới
Để chẩn đoán các bệnh lý này, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe, nghe phổi, hỏi về các triệu chứng và thời gian mắc bệnh. Bạn cũng cần làm một số xét nghiệm để giúp xác nhận chẩn đoán, chẳng hạn như:
– Đo độ bão hòa oxy (hay đo nồng độ oxy trong máu)
– Chụp X-quang ngực để kiểm tra bệnh viêm phổi
– Xét nghiệm máu để kiểm tra bạn có nhiễm virus hay vi khuẩn hay không
– Lấy mẫu dịch nhầy để xác định vi khuẩn hay virus trong cơ thể (nếu có)
Phương pháp điều trị bệnh viêm đường hô hấp dưới
Tùy vào giai đoạn bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các y bác sĩ sẽ đưa ra những phương án khác nhau. Bao gồm:
Viêm phế quản cấp tính
Đa số những trường hợp diễn tiến bệnh nhẹ nhàng sẽ sử dụng phương pháp điều trị triệu chứng là chính. Dạng viêm đường hô hấp dưới do virus gây ra không cần thiết phải điều trị với kháng sinh. Kết hợp với thuốc là phương pháp điều trị tại nhà như:
– Nghỉ ngơi nhiều, cũng không nên làm việc quá sức gây mệt mỏi.
– Xông hít tinh dầu bạc hà giúp cho cổ họng sạch đờm.
– Dùng thuốc giảm ho, hạ sốt và giảm triệu chứng khác.
– Uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng với nước muối ấm, nhạt.
– Bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài nên đi thăm khám bác sĩ.
Đối với viêm phế quản mãn tính
– Có thể dùng thuốc giãn phế quản chống co thắt như Théostart, Salbutamol,…Các thuốc này có tác dụng làm thông đường thở của bệnh nhân giúp việc trao đổi khí dễ dàng hơn.
– Do tổn thương cơ bản trong viêm phế quản mãn tính làm tắc nghẽn đường thở nên cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Thở oxy là biện pháp điều trị được sử dụng khi viêm phế quản mãn tính nặng và ít đáp ứng với thuốc điều trị.
Điều trị viêm phổi
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chỉ định này sẽ khác nhau tùy theo mức độ các triệu chứng và loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
– Điều trị thở oxy khi người bệnh có các dấu hiệu của suy hô hấp cấp (ARDS) như khó thở, tím tái,…
Điều trị viêm tiểu phế quản
Hiện nay chưa có vắc xin đặc trị cho viêm tiểu phế quản. Thuốc kháng sinh hoặc thuốc cảm thông thường cũng không hiệu quả khi điều trị bệnh này. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi và có thể chăm sóc tại nhà.
Điều trị lao phổi
Lao phổi được điều trị theo quy chuẩn của Bộ y tế bao gồm:
– Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS). (3)
– Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.
– Bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc: Uống thuốc đúng phác đồ, đủ thời gian và thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các bệnh lý về viêm đường hô hấp dưới khá phổ biến, vì thế nhiều người thường hay chủ quan. Trong khi bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ thì bạn cần thực hiện chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới sớm. Nếu đang phân vân không biết nên thăm khám ở đâu thì bạn có thể tham khảo và lựa chọn Phòng khám đa khoa Thuận Kiều.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI