CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH HUYẾT ÁP THẤP KHI MANG THAI

Huyết áp thấp thường là phản ứng của cơ thể trong giai đoạn đầu thai kỳ và đa phần sẽ tự ổn định ở giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Nếu thai phụ gặp các triệu chứng của huyết áp thấp, chẳng hạn như chóng mặt, thai phụ có thể thử những cách sau:

Điều trị và phòng tránh huyết áp thấp khi mang thai

Chăm sóc tại nhà

– Tránh đứng dậy nhanh khi bạn đang ngồi hoặc đang nằm do cơ thể chưa kịp thích nghi, máu chưa được đưa tới khắp cơ quan trong cơ thể.

– Không nên đứng quá lâu; cẩn thận trong đi lại, trong các thao tác làm việc, sinh hoạt thường ngày, chú ý làm chậm lại tốc độ hoạt động để tránh nguy cơ thay đổi tư thế nhanh, đột ngột.

– Nên thường xuyên vận động, tập các động tác một cách an toàn, nhẹ nhàng, phù hợp với các giai đoạn mang thai như đi bộ. Nguyên tắc là không hoạt động quá sức, gắng sức sẽ làm cơ thể mệt mỏi, căng thẳng rất dễ gây tụt huyết áp.

– Cần duy trì nếp sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya. Cần chú ý đến tư thế khi ngủ, tốt nhất là tư thế ngủ nghiêng qua bên trái, nhất là những tháng cuối thai kỳ, tránh được tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim. Thai phụ cần mặc quần áo rộng rãi và không tắm nước quá nóng.

Điều hòa tâm trạng

Căng thẳng, stress cũng dễ khiến cho huyết áp bị tụt. Để giảm căng thẳng, stress bà bầu nên áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc… vừa giúp cơ thể hưng phấn hơn vừa giúp nâng cao sức khỏe.

Vì vậy trong thời gian này mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày bằng cách uống nước sôi để nguội hoặc các loại sinh tố, nước hoa quả, sữa…

Chế độ ăn uống

– Phụ nữ mang thai phải có chế độ ăn lành mạnh, đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung chất xơ và các chất bổ sung khác theo tư vấn của bác sĩ. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hoá và uống đủ nước, không uống rượu, cà phê, không hút thuốc lá.

– Uống đủ nước mỗi ngày

70% cơ thể chúng ta là nước và với bà bầu lượng nước cho cơ thể cũng tăng lên và cần thiết hơn bình thường. Đặc biệt là trong những tháng đầu mang thai phụ nữ thường phải đối mặt với những triệu chứng ốm nghén, nôn mửa làm cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai khiến cho thai nhi chậm phát triển.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

– Theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý do huyết áp gây ra.

Khi nào mẹ bầu cần đến bác sĩ?

Khi có những dấu hiệu bất thường của huyết áp thấp khi mang thai như chóng mặt, ngất xỉu, đau đầu, hoa mắt, khó thở, đau ngực, tê yếu một bên cơ thể, nhất là phụ nữ có tiền sử huyết áp thấp và huyết áp thấp vẫn xảy ra sau tháng thứ ba của thai kỳ, thai phụ cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline