Không thể phủ nhận rằng xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mang lại rất nhiều ý nghĩa. Kể từ khi áp dụng phương pháp này, tỷ lệ bệnh nhân điều trị khỏi ung thư cổ tử cung ra tăng đáng kể, đồng thời số lượng bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này có chiều hướng giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng, chị em phụ nữ có thể yên tâm chăm sóc sức khỏe và lạc quan vào khả năng điều trị khỏi bệnh. Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện bằng những phương pháp nào? Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nhé!
Khám phụ khoa
Khám phụ khoa là việc thực hiện khám ngoài và trong âm đạo nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường, gây nên các bệnh như viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung, …
Phương pháp Pap smear
Còn gọi là phết tế bào âm đạo – cổ tử cung. Kỹ thuật này thường diễn ra Nhanh chóng, đơn giản, mà không hề gây đau đớn. Qua đó giúp tìm ra được các tế bào bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Thông qua quan sát, chẩn đoán, bác sĩ sẽ phát hiện những tế bào bất thường trước khi chúng có thể phát triển và xâm lấn.
Xét nghiệm Thinprep Pap
Đây là loại xét nghiệm được thực hiện trên máy Thinprep tự động. Phương pháp này có khả năng tách các tế bào khỏi máu, mủ, thành phần khác và cho hình ảnh rõ nét. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng phát hiện ra những bất thường và kết quả chẩn đoán chính xác tới 80 – 90%.
Xét nghiệm virus HPV
Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử nhằm khuếch tán các đoạn gen. Khi thực hiện xét nghiệm này có thể phát hiện được 16 virus HPV dương tính.
Xét nghiệm HPV DNA
Xét nghiệm HPV DNA là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây đến 99.7% căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Phương pháp HPV DNA không khẳng định 100% phụ nữ có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng dựa vào kết quả thu được có thể phát hiện được virus gây bệnh đang tồn tại trong cơ thể, nhờ đó đánh giá được nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Thông thường, xét nghiệm HPV DNA được thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm Pap Smear hoặc Thinprep để thu thập các tế bào cổ tử cung, phát hiện và đánh giá những tế bào bất thường có nguy cơ gây ung thư từ sớm.
Ngoài ra, một số phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo, … cũng được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện trong quá trình thăm khám.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI