Những người bị mắc thiếu máu hồng cầu nhỏ vào thời điểm ban đầu vẫn chưa thể xác định được tình trạng bệnh. Thậm chí, họ không thể biết cơ thể mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, đến giai đoạn phát triển của bệnh, mọi người có thể xác định được thông ra một số dấu hiệu đặc biệt. Hãy cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu về bệnh lý này nhé!
Thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?
Thiếu máu hồng cầu nhỏ được định nghĩa là tình trạng thiếu máu trong đó các tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường, thường kèm theo giảm huyết sắc tố (nhược sắc). Hemoglobin (hay huyết sắc tố) là một loại protein trong các tế bào hồng cầu của bạn. Nó giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể bạn. Bệnh làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu và dẫn đến thiếu oxy ở các mô.
Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ
Thiếu sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể xảy ra khi:
– Phụ nữ trong thai kỳ.
– Chế độ ăn uống không đáp ứng đủ lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.
– Cơ thể không thể hấp thụ sắt do bệnh celiac hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
– Mất máu mạn tính do chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc nặng ở phụ nữ, do xuất huyết đường tiêu hóa trên hoặc bệnh viêm ruột.
Bệnh Thalassemia
Căn bệnh này được nhận diện đặc trưng với tình trạng bị thiếu máu. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện tượng đột biến gen di truyền. Thalassemia sẽ gây nên những tác động không hề nhỏ đến quá trình sản xuất các huyết sắc tố ở bên trong cơ thể.
Do viêm hoặc mắc các bệnh mạn tính
Tình trạng viêm (như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, do mắc bệnh đái tháo đường) hoặc mắc bệnh mạn tính (ung thư, HIV/AIDS, lao, viêm nội tâm mạc, …) có thể hạn chế hoạt động của các tế bào hồng cầu gây giảm hấp thu hoặc giảm sử dụng sắt trong cơ thể.
Nhiễm độc chì
Thoạt nghe nhiễm độc chì là hiện tượng khó gặp trong đời sống nhưng không, rất nhiều người Việt mắc bệnh này, đặc biệt là ngư dân hay làm lưới bởi họ thường có các thao tác tiếp xúc với chì hằng ngày. Khi nhiễm độc chì thì người bệnh cũng có khả năng bị thiếu máu nhược sắc.
Thiếu máu nguyên hồng cầu
Bệnh nhân thiếu máu nguyên hồng cầu có thể do di truyền, đột biến gen hoặc trong quá trình phát triển. Bệnh thiếu máu này xảy ra khi tủy xương tạo ra các nguyên bào sắt thay vì sản xuất tế bào hồng cầu như bình thường.
Các nguyên bào sắt “bị nhốt” trong ty thể khiến sắt không tham gia vào quá trình tạo huyết sắc tố. Từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.
Dấu hiệu nhận biết thiếu máu hồng cầu nhỏ
– Người bị bệnh có thể bị khó thở hoặc nhịp thở bỗng dưng tăng lên nhanh chóng.
– Thường bị cáu gắt một cách vô lý.
– Thường xuyên bị chóng mặt.
– Màu da của bệnh nhân bị nhợt nhạt và khá xanh xao.
– Nhịp tim của người bệnh cũng tăng nhanh.
– Trạng thái của người bệnh mệt mỏi, yếu đuối, thậm chí còn cảm thấy mất sức.
– Niêm mạc mắt của người bệnh nhợt nhạt hoặc móng tay, chân mất màu hồng.
– Móng tay người bệnh có hình thìa, và thường rất dễ bị gãy.
Khi mắc bệnh hồng cầu nhỏ, bạn không nên quá hoảng sợ, hãy đến bệnh viện để gặp bác sĩ thăm khám
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI