Đau dạ dày thường không nghiêm trọng và có khả năng tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu áp dụng một số biện pháp khắc phục, bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau khó chịu này hơn. Vậy, khi bị đau dạ dày nên làm gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm dạ dày
– Ăn chậm, nhai kỹ.
– Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để quá đói hoặc quá no.
– Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.
Các nhóm thực phẩm cần bổ sung
– Trái cây và rau: người bệnh có thể ăn trái cây không chua và rau luộc, vì các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa và có thể cải thiện chức năng ruột. Ngoài ra, các loại trái cây như quả mâm xôi và việt quất có thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn HP.
– Thịt trắng và cá: các loại thịt trắng và cá chứa hàm lượng chất béo thấp, có thể tiêu hóa nhanh và ngăn ngừa tình trạng thức ăn đọng lại trong dạ dày. Các tốt nhất để tiêu thụ các loại thực phẩm này là luộc và nướng với dầu ô liu.
– Omega 3 và omega 6: Các loại axit béo này có thể giảm viêm dạ dày và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn. Những loại axit béo này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như dầu ô liu, các loại cá béo, dầu hạt bưởi hoặc các viên nang bổ sung.
– Bông cải xanh, súp lơ trắng và bắp cải: các loại rau này có chứa isothiocyanates, có thể chống lại I khuẩn HP và phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, các loại rau này cũng dễ tiêu hóa và hỗ trợ giảm đau dạ dày.
Tránh xa chất kích thích
– Hạn chế rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, các chất kích thích, …
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
– Hạn chế những thực phẩm chế biến đông lạnh hay chế biến sẵn
– Tránh các món quá cay, chua hoặc nhiều dầu mỡ gây kích thích dạ dày
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
– Không để dạ dày trong tình trạng quá đói.
– Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.
– Luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Thăm khám định kỳ
Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị viêm dạ dày mà bác sĩ chỉ định, cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp, chắc chắn căn bệnh này sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Sau khi điều trị thành công, người bệnh cũng nên khám sức khỏe thường xuyên để đề phòng sự tái phát của viêm dạ dày và có những xử lý kịp thời nhất.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM ĐAU MẮT ĐỎ CHO MẸ BẦU
ĐAU MẮT ĐỎ KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA?
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ NHƯ THẾ NÀO?
ĐAU MẮT ĐỎ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG