SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM ĐÚNG CÁCH

Khi nhận thấy người thân có các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, điều quan trọng nhất là phải lập tức gọi xe cứu thương để đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi xe cứu thương, bạn có thể thực hiện cách sơ cứu nhồi máu cơ tim một cách đúng đắn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm để sơ cứu kịp thời

Ðau ngực là triệu chứng thường gặp nhất với các tính chất như đau sau xương ức hoặc đau ngực trái; kiểu đau đè nặng, siết chặt, bóp nghẹt; lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc bờ trong tay trái. Một số trường hợp lan xuống thượng vị nhưng không bao giờ vượt quá rốn. Thời gian: thường kéo dài hơn 20 phút. Triệu chứng kèm theo: khó thở, vã mồ hôi.

Một số bệnh nhân không biểu hiện đau ngực mà có những triệu chứng không đặc hiệu là cảm giác mệt mỏi, cảm giác hồi hộp, khó thở, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác, …

Bệnh nhân hậu phẫu, lớn tuổi, đái tháo đường có thể không biểu hiện đau ngực mà xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác hoặc dấu hiệu sinh tồn xấu đi khi bị nhồi máu cơ tim cấp.

Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách

Nhồi máu cơ tim thường kéo đến rất dột ngột, diễn biến nhanh chóng khiến người bệnh và gia đình bị động. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Sơ cứu đúng cách và đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Sơ cứu bằng phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng và tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Tác dụng của việc ép tim là tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông.

Thực hiện hô hấp nhân tạo:Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng.

Tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.

Sau khi sơ cứu nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị chuyên khoa. Hãy đến các trung tâm y tế gần nhất hoặc các khoa Tim mạch của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị.

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline