Bệnh Gout là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hoá các nhân purin trong cơ thể, dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu, gây ra hiện tượng lắng đọng các tinh thể muối urat ở khớp và một số cơ quan khác, gây ra những đợt sưng đau khớp tái diễn. Trong kì nghỉ Tết, việc thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt hay không tuân theo liệu trình điều trị sẽ dễ làm gia tăng đột ngột nồng độ acid uric trong máu, dễ làm bệnh Gout xuất hiện và khởi phát nặng thêm sau Tết.
Nguyên nhân làm bệnh gout khởi phát nặng sau Tết
Vào dịp Tết, nhiều người có xu hướng ăn uống thoải mái hơn, tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, uống nhiều rượu bia, … Đây đều là những yếu tố nguy cơ làm khởi phát bệnh gout. Người bệnh uống thuốc không đúng cữ cũng làm các triệu chứng trầm trọng hơn.
Những bữa ăn thịnh soạn, chứa quá nhiều chất đạm, uống rượu bia liên tục làm gia tăng đột ngột nồng độ axit uric trong máu. Từ đó làm khởi phát các đợt gout cấp, kể cả khi người bệnh vẫn đang dùng thuốc điều trị.
Những loại thực phẩm và đồ uống hàng đầu gây bùng phát bệnh gout là đồ uống có đường và đồ ngọt; thịt nội tạng, thịt gà, ngỗng, bê, thịt nai; hải sản, gồm cá trích, sò điệp, trai, cá ngừ và cá hồi; các loại thịt đỏ, gồm thịt bò, thịt cừu và thịt xông khói.
Những triệu chứng bệnh nhân gout có thể mắc sau Tết
Việc thức khuya, ăn uống “vô độ” trong những ngày nghỉ Tết kéo dài khiến bệnh gout rất dễ bùng phát. Trong đó một số triệu chứng điển hình như:
– Tần suất xuất hiện cơn đau gout ngày càng dày đặc, mức độ đau nhức cũng tăng hơn trước.
– Tại vị trí khớp đau do gout, kèm theo biểu hiện sưng viêm.
– Hình thành các hạt tophi trên bề mặt da, gây khó khăn khi di chuyển.
– Khi những triệu chứng gout bộc phát, dù áp dụng nhiều phương pháp tại nhà nhưng tình trạng không khởi sắc.
– Gout trở nặng kéo theo sức khỏe tổng thể cũng suy giảm theo.
Để phòng ngừa các cơn viêm khớp Gout tái phát trong hoặc sau Tết, người bệnh và người có nguy cơ bệnh cần tiếp tục duy trì liệu trình điều trị đã được bác sĩ kê toa và chỉ định, không nên bỏ thuốc giữa chừng hoặc uống thuốc thất thường. Trước Tết, sau Tết nên đi tái khám, nếu cần sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm kiểm tra nồng độ acid uric máu, chức năng gan thận để bác sĩ có thể đánh giá và điều chỉnh thuốc phù hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?