Bên cạnh nắm được thông tin tai biến mạch máu não là gì, việc nhận biết một số nguyên nhân, dấu hiệu bệnh sẽ giúp sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là một trong các bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất. Bệnh diễn ra khi lượng máu đưa lên não bị ngừng đột ngột, do các mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Dạng tai biến thường gặp nhất thường gặp ở người cao tuổi. Lúc này sức khỏe, khả năng đề kháng của người già đã bị suy yếu, khiến tỷ lệ tử vong ở độ tuổi này rất cao.
Tai biến mạch máu não có 2 thể: thiếu máu não cục bộ (do cục máu đông gây tắc mạch máu) và xuất huyết não (chảy máu não).
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não
– Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp.
– Đôi khi do các cục huyết khối từ nơi khác gây thuyên tắc động mạch não như huyết khối trong tâm nhĩ, tâm thất hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, bệnh van tim, …
– Xuất huyết não – chảy máu não: Mạch máu trong não bị vỡ, máu không đến nuôi não được mà chảy tràn ra, gây chèn ép vào não khiến não bị hư hại. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến vỡ mạch máu não, xảy ra khi tăng huyết áp lâu ngày không được điều trị tốt
– Lòng động mạch máu nuôi não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch
– Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Động mạch của chúng ta thường có xu hướng hẹp hơn khi chúng ta già đi, khiến nguy cơ bị thiếu máu lên não cao hơn.
Triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não như thế nào?
– Đau đầu: Một dấu hiệu của tai biến mà bạn cần chú ý là đau đầu dữ dội từng cơn, mức độ đau gia tăng theo thời gian. Cần đưa người bệnh đến viện ngay lập tức khi có biểu hiện trên để tránh tình trạng chết não.
– Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, đứng không vững.
– Cơ mặt tê cứng, cười méo miệng, nói lắp: Tai biến khiến lượng oxy lên não không đủ do đó ảnh hưởng đến các dây thần kinh trên cơ mặt. Bệnh nhân sẽ bị tê liệt một phần hoặc một nửa mặt, nhiều trường hợp không cử động được. Khi yêu cầu bệnh nhân cười, nụ cười bị lõm đi so với bình thường, một nửa bên mặt bị xệ xuống thì nguy cơ bị tai biến rất cao.
Ngoài ra tai biến còn ảnh hưởng đến khả năng nói của bệnh nhân, cụ thể như nói lắp, nói không rõ chữ, nói ú ớ khó hiểu, …
– Mất thăng bằng.
– Nhịp tim đập nhanh.
Thời điểm giờ vàng của cấp cứu là từ 3 – 4,5 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng. Trong khoảng thời gian này nếu bệnh nhân được cấp cứu và điều trị bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu từ khi xuất hiện triệu chứng, áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.
Tuy nhiên lưu ý rằng khi tai biến mạch máu não xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần chú ý đảm bảo an toàn. Tốt nhất là gọi xe cấp cứu để nhân viên y tế có chuyên môn vận chuyển. Trường hợp người nhà tự đưa bệnh nhân đi cấp cứu, cần liên hệ với bệnh viện – nơi có chuyên khoa đột quỵ để được hướng dẫn cách vận chuyển bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng hơn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT?
LỜI KHUYÊN BẢO VỆ GAN MẬT TRONG DỊP TẾT
BỆNH LÝ GAN MẬT THƯỜNG GẶP CẦN TẦM SOÁT TRƯỚC TẾT
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT