BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGUY CƠ BỊ BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG

Các bác sĩ khuyến cáo nếu bệnh nhân bị chảy máu khó cầm hoặc thường xuyên bị bầm tím, đau khớp, … nên đi kiểm tra chẩn đoán bệnh máu khó đông. Nếu đã chẩn đoán xác định bệnh thì cách 6 tháng nên đi kiểm tra một lần. Trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân cần tránh các hoạt động mạnh gây chấn thương, không châm cứu, không tiêm bắp, không massage, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám răng định kỳ 3- 6 tháng/lần, tránh sử dụng các thuốc gây chảy máu như aspirin và chăm chỉ tập thể dục cơ khớp để giảm nguy cơ chảy máu.

Xét nghiệm di truyền

Bệnh máu khó đông là bệnh rối loạn máu có tính di truyền nên cần thực hiện xét nghiệm gen để chẩn đoán gen bệnh, tránh nguy cơ mắc bệnh cho các thế hệ sau.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị các bệnh liên quan

Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, tăng lipoprotein máu, viêm khớp, ung thư đều có nguy cơ cao mắc bệnh đông máu, vì vậy điều trị các bệnh này sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh đông máu.

Thay đổi lối sống

Tránh các thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu, ít vận động, ngồi lâu một chỗ, tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh đông máu.

Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào và đồ uống có cồn sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh đông máu.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp giảm độ đặc của máu, giảm nguy cơ bệnh đông máu.

Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Những người bị máu khó đông cần cẩn trọng khi vệ sinh răng miệng vì đó là cơ quan rất dễ chảy máu. Để tránh chảy máu chân răng bạn cần tránh ăn các thức ăn cứng, nên tách xương, vỏ, càng, vảy trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá. Nếu người bệnh máu khó đông phải nhổ răng thì nên đến bác sỹ nha khoa và thông báo cho bác sỹ biết tình trạng bệnh để có hướng xử trí thích hợp. Vệ sinh răng miệng cũng là một cách phòng bệnh máu khó đông hiệu quả.

Nên thận trọng khi uống thuốc

Những người bị máu khó đông cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống đông máu, … có thể ảnh hưởng đến sự đông máu và cầm máu của người bệnh. Tốt nhất là mỗi khi sử dụng thuốc gì, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ.

Tiêm phòng vắc xin

Bệnh nhân máu khó đông cần được tiêm phòng vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế tùy từng độ tuổi thích hợp, đặc biệt là vắc xin ngừa viêm gan A & B. Kim tiêm cho người bị máu khó đông phải là loại kim có mũi nhỏ nhất và chườm đá ngay sau khi tiêm để giảm thiểu nguy cơ chảy máu.

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline