KHI NÀO NÊN THỰC HIỆN TẦM SOÁT UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA?

Ung thư đường tiêu hóa là một trong những bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất tại Việt Nam. Việc sàng lọc, tầm soát ung thư giúp phát hiện và chẩn đoán sớm cùng với những phác đồ điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội kéo dài sự sống, khả năng khỏi bệnh cao. Vậy khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa?

Tầm soát ung thư tiêu hóa là gì?

Tầm soát ung thư tiêu hóa là việc thực hiện các xét nghiệm, thủ thuật kiểm tra trên cơ thể người bệnh nhằm tìm kiếm, phát hiện sớm ung thư tiêu hóa hoặc tiền ung thư khi người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng.

Ung thư tiêu hóa thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết nên dễ bị người bệnh bỏ qua, chỉ khi triệu chứng đã rõ rệt họ mới tới bệnh viện thăm khám. Lúc này có thể bệnh đã bước sang giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ hằng năm chính là “chìa khóa vàng” giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Tầm soát ung thư bằng các phương pháp chuyên môn sẽ giúp chẩn đoán sớm và chính xác loại ung thư tiêu hóa, từ có biện pháp điều trị kịp thời nhằm tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.

Khi nào nên tầm soát ung thư tiêu hóa?

Một số đối tượng cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Bất kỳ ai cũng có thể tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, một số đối tượng cần chú ý thực hiện tầm soát đường tiêu hóa sớm bao gồm:

– Việc tầm soát phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa nên được tiến hành ở người bình thường độ tuổi trên 50. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ xuất hiện tổn thương ở ống tiêu hoá.

– Người có người thân trong gia đình mắc các bệnh tiêu hóa: ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, …

– Người có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh: Thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ cay nóng, mặn, …

– Những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa bao gồm: Có polyp, bị viêm loét dạ dày/đại tràng, có vi khuẩn HP, …

Dấu hiệu cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa

– Đầy hơi, chướng bụng: Nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề, không nên chủ quan.

– Khó nuốt: Khi thực quản xuất hiện khối u sẽ trở nên hẹp hơn, khiến người bệnh bị đau khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng. Một số triệu chứng khác kèm theo khó nuốt bao gồm: khan tiếng, ho, ợ chua, ngạt thở khi no hoặc khi ăn nhanh.

– Hôi miệng: Khi đường tiêu hóa bị ung thư sẽ làm các cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng, giảm chức năng hoạt động. Kết quả là lượng thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn đến lên men do hoạt động của vi khuẩn. Vì thế, chúng sẽ thoát ra ngoài qua đường miệng với mùi hôi và mùi chua gắt khó chịu.

– Phân có triệu chứng bất thường như: đi ngoài nhiều lần, táo bón, tiêu chảy, phân có máu, màu đen hoặc hắc ín, … kích thước phân khác lạ (phân dẹt)

– Giảm cân không rõ nguyên nhân: trọng lượng cơ thể từ 1- 2 tháng sụt cân nhanh chóng, giảm từ 5 – 7 kg nhưng chế độ ăn uống vẫn bình thường.

– Suy nhược cơ thể hoặc mệt mỏi: đây là triệu chứng thường xảy ra phổ biến nhưng thường bị chúng ta lơ là và bỏ qua dấu hiệu này. Cơ thể có thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, uể oải.

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa cũng giúp phát hiện sớm bệnh ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, giảm nguy cơ tử vong. Đặc biệt khi phát hiện tổn thương ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thủ thuật cắt bỏ qua nội soi mà không cần phẫu thuật.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline