Các chỉ số của hồng cầu bao gồm: số lượng hồng cầu, thể tích khối hồng cầu (Hct), lượng huyết sắc tố (Hb), thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu. Các chỉ số này được sử dụng để xác định sự bình thường hay bất thường của dòng hồng cầu, bao gồm số lượng và kích thước của hồng cầu, lượng huyết sắc tố tổng và lượng huyết sắc tố trung bình chứa trong hồng cầu cũng như đánh giá sự tương quan giữa các yếu tố này.
Xét nghiệm hồng cầu trong máu là gì?
Xét nghiệm hồng cầu trong máu (hay còn được biết đến là xét nghiệm RBC – Red Blood Cell) là phương pháp được tiến hành nhằm đánh giá hồng cầu có trong máu. Từ đó có cơ sở để chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe của một người.
Trong tế bào máu, thành phần chiếm số lượng lớn chính là hồng cầu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố giúp tạo màu đỏ cho máu. Chức năng chính của hồng cầu là mang oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển ngược lại CO2 từ mô về đào thải ở phổi. Chính vì vậy mà hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ ai.
Ý nghĩa xét nghiệm hồng cầu trong máu
Số lượng hồng cầu:
Đếm số lượng hồng cầu giúp đánh giá khả năng hoạt động của tủy xương và hỗ trợ chẩn đoán một tình trạng bệnh lý trên lâm sàng.
Giá trị bình thường:
+ Với nam: 4.3 – 5.7 T/L.
+ Với nữ: 3.9 – 5.0 T/L.
+ Trẻ sơ sinh: khoảng 3.8 M/µl
Chỉ số RBC giảm dưới chuẩn thường xuất hiện ở người già, phụ nữ mang thai, hoặc là dấu hiệu cho biết bệnh nhân bị thấp khớp cấp, suy tủy, thận và ung thư.
Mức hồng cầu bất thường có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết, các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.
Thể hiện lượng huyết sắc tố:
Đây là chỉ số thể hiện chính xác nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt những trường hợp thiếu máu do các vấn đề mạn tính. Chỉ số này đạt được sự chính xác cao qua kết quả của máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.
Dưới đây là phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố (chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân):
+ Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
+ Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
+ Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
+ Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.
– Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.
Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit):
– Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản… do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.
– Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không xét nghiệm làm thể tích tế bào thay đổi.
– Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu.
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)
Là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một đơn vị thể tích máu, giá trị MCHC của người bình thường ở trong khoảng từ 32% – 36%.
Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số MCHC hỏ hơn 32% thì rất có thể bệnh nhân đã bị thiếu máu. Còn nếu kết quả lớn hơn 36% là dấu hiệu cơ thể có thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, do chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng…
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
“Thúc đẩy hợp tác và đầu tư giữa doanh nghiệp TPHCM và thị trường Hoa Kỳ”
BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO VIRUS
VIÊM MÀNG NÃO DO VIRUS: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ