Rối loạn Lipid máu rất thường gặp và là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhưng có thể thay đổi được của bệnh tim mạch. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol, trong đó hai thành phần quan trọng nhất là cholesterol có trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol có trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C tăng chính là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngược lại, sự gia tăng của HDL-C lại có vai trò bảo vệ, khi hàm lượng HDL-C trong máu giảm thấp thì nguy cơ bệnh tim mạch càng cao.
Tại sao rối loạn Lipid máu gây nguy hiểm?
Tăng cholesterol máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hay đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh tim mạch của bạn tăng lên gấp nhiều lần.
Khi có quá nhiều LDL cholesterol lưu thông trong máu của bạn, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu của bạn. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm lòng mạch của bạn bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn.
Xơ vữa động mạch là thuật ngữ được dùng để mô tả quá trình lắng đọng các chất béo, cholesterol, sản phẩm thoái giáng của tế bào, lắng đọng calci và sợi đông máu (fibrin) ở trong thành động mạch. Quá trình xơ vữa động mạch cũng được thấy gia tăng theo tuổi, có liên quan yếu tố gia đình và ở một số người có các nguy cơ tim mạch khác (ngoài việc rối loạn lipid máu) như đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp…
Xơ vữa động mạch được bắt đầu hình thành thế nào?
Câu trả lời chính xác chưa rõ. Tuy vậy, các nhà khoa học đều cho rằng quá trình này hình thành từ việc tổn thương lớp nội mạc mạch máu (lớp tế bào lót trong lòng mạch) dẫn tới sự thâm nhập của cholesterol và các thành phần khác của xơ vữa động mạch vào trong thành mạch máu.
Các nguy cơ dễ dẫn đến tổn thương lớp nội mạc là:
– Tăng cholesterol và triglyceride trong máu
– Tăng huyết áp
– Hút thuốc lá, …
Một khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, các chất béo (cholesterol), tiểu cầu máu, chất thải tế bào, calci, … được thâm nhập vào thành mạch. Và chính các chất này lại kích thích tế bào thành mạch tiết ra các chất khác dẫn tới sự hấp dẫn và lắng đọng ngày một nhiều mảng xơ vữa động mạch.
Nhồi máu cơ tim
Như đã nói ở trên, biến chứng rối loạn Lipid máu đầu tiên chính là gây xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa này hình thành ở mạch vành tim và trở nên lớn hơn, hoặc xuất hiện cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn lòng mạch hoàn toàn, làm ngừng dòng chảy của máu đến tim. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ cơ tim đột ngột mất đi nguồn máu nuôi dưỡng, gây ra cơn nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột tử nếu không được can thiệp kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG