Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp nên nam giới tuyệt đối không được chủ quan. Cách tốt nhất để phòng tránh, phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt và sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên đi khám nam khoa định kỳ.
Phương pháp chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt
– Xét nghiệm máu cơ bản như tổng phân tích máu, chức năng thận, chức năng gan, PSA.
– Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, cặn nước tiểu.
– Cấy nước tiểu hay cấy dịch tiết từ tuyến tiền liệt chẩn đoán xác định nguyên nhân do vi khuẩn gây bệnh.
– Siêu âm tổng quát ổ bụng hoặc chụp niệu đạo ngược dòng có cản quang đánh giá lượng nước tiểu tồn dư.
– Siêu âm qua ngả trực tràng giúp đánh giá chính xác và mô tả chi tiết tuyến tiền liệt mà đường bụng hạn chế khảo sát. Tuy nhiên cần phải được làm bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm được đào tạo.
– Chụp CT Scanner vùng chậu giúp chẩn đoán rõ hơn các bệnh lý như ung thư tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt, …hay các bệnh lý khác liên quan gây đau vùng chậu mạn tính.
Phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn
Đối với viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống vi trùng trong 6 – 8 tuần. Nếu bị nhiễm trùng cấp tính nặng, có thể phải nhập viện để được truyền dịch và thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Nhiễm trùng mạn tính do vi khuẩn cần ít nhất 6 tháng thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chẹn alpha để giúp cơ bàng quang thư giãn và giảm bớt các triệu chứng.
Có thể cần phẫu thuật nếu có tắc nghẽn trong bàng quang hoặc một số vấn đề giải phẫu khác. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu và bí tiểu bằng cách loại bỏ mô sẹo.
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính
Điều trị viêm tuyến tiền liệt mạn tính tùy thuộc vào các triệu chứng. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc kháng sinh ngay từ đầu để loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn. Bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc khác để giúp giảm bớt khó chịu và đau.
Phương pháp khác
Người bệnh cần thay đổi thói quen sống, và chế độ ăn uống để hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn. Các thay đổi gồm:
– Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê, …
– Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, …
– Tránh thực hiện các hoạt động tạo áp lực lớn lên khu vực tầng sinh môn như ngồi quá lâu, đạp xe, …
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?