Xét nghiệm protein là một xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát. Bạn có thể đề nghị tiến hành làm xét nghiệm bất cứ lúc nào nếu có nhu cầu muốn kiểm tra nồng độ protein để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra những người mắc các bệnh lý về gan, thận, đường tiêu hóa là đối tượng được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm protein định kỳ. Qua đó đánh giá sự tiến triển của bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị.
Tại sao cần xét nghiệm protein trong máu?
Đánh giá chức năng gan
Protein là một thành phần quan trọng của máu được sản xuất chủ yếu bởi gan. Xét nghiệm Protein trong máu có thể giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến chức năng gan, như bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
Đánh giá chức năng thận
Một số protein trong máu, như albumin, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước và chất điện giữa các mô và tế bào.
Xét nghiệm Protein trong máu sẽ giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến chức năng thận, suy thận và tổn thương thận.
Khi nào cần xét nghiệm protein máu?
Xét nghiệm protein toàn phần là một loại xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong việc thăm khám sức khỏe tổng quát. Bạn có thể đề nghị tiến hành làm xét nghiệm này bất kỳ lúc nào nếu có nhu cầu muốn kiểm tra nồng độ protein của mình.
Ngoài ra, những người mắc phải các bệnh lý liên quan đến gan, thận, đường tiêu hóa là đối tượng thường được bác sĩ khuyến cáo thực hiện xét nghiệm này định kỳ để đánh giá sự tiến triển của bệnh và theo dõi hiệu quả của việc điều trị.
Bên cạnh đó, bạn có thể tiến hành xét nghiệm này nếu thấy:
– Chán ăn, ăn không ngon miệng, giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc.
– Có dấu hiệu bị sưng phù cơ thể.
– Đi tiểu tiện gặp khó khăn.
– Cảm thấy bị buồn nôn và nôn.
– Hoặc người bị chứng suy dinh dưỡng.
Tóm lại, protein trong máu đóng vai trò rất quan trọng, giúp cấu tạo nên tế bào và trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể. Phương pháp xét nghiệm này có ý nghĩa giúp cho việc đo hàm lượng albumin và globulin của cơ thể. Nồng độ protein trong máu sẽ phản ánh các tình trạng bất thường của bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng dinh dưỡng, gan, thận, … để từ đó biết cách điều trị và phòng ngừa kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?