Tết là dịp mọi người tụ họp ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi sau một năm vất vả và chuẩn bị cho một năm mới đầy năng lượng. Tuy nhiên, người mắc bệnh tim mạch có thể gặp nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe vào kỳ nghỉ Tết do chế độ ăn uống, sinh hoạt bị xáo trộn. Vậy, sau Tết người bệnh tim mạch cần làm gì để phục hồi sức khỏe?
Kiểm tra sức khỏe tim mạch sau Tết
Sau Tết, do khí hậu thay đổi đột ngột khiến nhiều bệnh bùng phát như bệnh về dạ dày-tá tràng, bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, bệnh hô hấp, tăng mỡ máu, … gia tăng do quên kiêng khem, không uống thuốc theo chỉ định.Tầm soát bệnh lý tim mạch là việc làm cần thiết và phải được thực hiện sớm nhằm tránh các biến chứng và nguy cơ khi bệnh lý tim mạch diễn ra trong cơ thể.
Các chuyên gia tim mạch khuyến nghị rằng mỗi người cần chủ động khám tim mạch khi gặp các triệu chứng bất thường, đồng thời cần tầm soát tim mạch 2 lần/năm để phát hiện, phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các biến chứng do bệnh gây ra.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đạm và chất béo lành mạnh; hạn chế tinh bột xấu, thịt đỏ, chất béo xấu, các món nhiều muối và đường. Những chất này góp phần làm tăng huyết áp, mức cholesterol xấu, nguy cơ mắc bệnh tim. Bệnh nhân tim mạch, tiểu đường cần kiêng rượu bia, nước tăng lực, thức uống có ga.
Tiếp theo, bạn hãy kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, tránh tiêu thụ quá nhiều món giàu calo để giảm tải gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa. Không nên ăn no, thay vào đó nên ăn vừa phải và đa dạng các món, không tập trung nhiều vào một thực phẩm cụ thể nào. Ưu tiên theo thứ tự chất xơ – protein – chất bột đường – chất béo.
Kiểm soát căng thẳng
Công việc dồn dập sau Tết cũng góp phần gia tăng áp lực cho bệnh nhân tim mạch, khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Kiểm soát căng thẳng bằng cách sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá tải công việc. Nếu gặp áp lực, bạn nên nhờ đồng nghiệp và bạn bè giúp đỡ.
Tập thể dục
Tập thể dục có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Thường xuyên tập thể dục với cường độ vừa phải có thể giúp ổn định huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu, giảm cholesterol, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Tất cả đều là các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.
Chuyên gia khuyến khích mọi người nên duy trì tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ngày để giữ cho tim mạch khỏe mạnh.
Ngủ đủ giấc
Nghiên cứu chứng minh những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có xu hướng gặp nhiều rủi ro về tim mạch hơn những người ngủ đủ giấc. Rủi ro này gồm có tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu (có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường), tăng nguy cơ viêm, béo phì. Ngoài ra, thiếu ngủ còn có liên quan đến việc tăng lượng canxi tích tụ trong động mạch của tim, gây xơ vữa, hẹp động mạch dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Vì thế, để tránh những vấn đề tim mạch, bạn hãy cố gắng ngủ tối thiểu 7 giờ mỗi đêm và không ngủ muộn sau 23h.
Uống thuốc đúng giờ nếu mắc bệnh lý nền
Việc tuân thủ uống thuốc đúng giờ là một phần quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nên uống thuốc đúng giờ và theo dõi nhịp tim, huyết áp thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tim mạch.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ CHẨN ĐOÁN U NÃO
U NÃO LÀNH TÍNH VÀ U NÃO ÁC TÍNH: SỰ KHÁC BIỆT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
BIỆN PHÁP TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
ĐỐI TƯỢNG CẦN TẦM SOÁT HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TRONG HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA