Bệnh Parkinson gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời. Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Các kỹ thuật y tế dung để chẩn đoán bệnh Parkinson là gì?
Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ chuẩn đoán bệnh thông qua bệnh sử, báo cáo về các dấu hiệu, triệu chứng và cả các bài kiểm tra về thần kinh cũng như cơ thể của bạn.
Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số kiểm tra như xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng của bạn.
Các bài kiểm tra hình ảnh như chụp MRI, siêu âm não, chụp SPECT và PET cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác. Tuy nhiên các kiểu kiểm tra này không có tác dụng lắm trong việc chuẩn đoán bệnh Parkinson.
Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?
Parkinson là căn bệnh thoái hóa mạn tính các tế bào thần kinh sản xuất dopamine. Mục tiêu điều trị là hạn chế tốc độ phát triển của bệnh, vì đây là bệnh tồn tại cả đời và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh Parkinson cần phải được điều trị để:
– Duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể được kéo dài
– Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
– Hạn chế các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị
Điều trị bằng thuốc
Thuốc có thể giúp bạn quản lý các vấn đề về đi lại, vận động và run rẩy. Các loại thuốc này làm tăng hoặc thay thế cho hormone dopamine, một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh (neurotransmitter) trong não của bạn.
Thuốc điều trị Parkinson mà bác sĩ có thể kê bao gồm:
– Carbidopa-levodopa.
– Chất đồng vận dopamine.
– Thuốc ức chế MAO-B.
– Thuốc kháng cholinergic.
Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật định vị, kích thích điện vùng liềm đen – thể vận và ghép mô thần kinh.
Phục hồi chức năng
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp phục hồi chức năng cần được thực hiện song hành với điều trị thuốc để khắc phục những tàn tật do bệnh gây nên.
– Vật lý trị liệu giúp người bệnh tăng khả năng vận động và giảm rối loạn thăng bằng.
– Phương pháp trị liệu ngôn ngữ: giúp người bệnh giảm các rối loạn về nói và nuốt.
– Các bài tập luyện như: yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, rất có ích với người bệnh trong việc cải thiện khả năng vận động.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BIẾN CHỨNG TRÊN MẮT – MÙ LÒA DO TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH
BIẾN CHỨNG THẦN KINH Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG VÀ NGUY CƠ HOẠI TỬ CHI DƯỚI
BIẾN CHỨNG TIM MẠCH – NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY TỬ VONG Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ – NGUY HIỂM TIỀM ẨN VỚI MẸ VÀ BÉ
Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ HBA1C TRONG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG – BẠN CẦN BIẾT