Trong những ngày Tết, việc thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt hay không tuân theo liệu trình điều trị sẽ dễ làm gia tăng đột ngột nồng độ acid uric trong máu, dễ làm bệnh Gout xuất hiện và khởi phát nặng thêm, thậm chí ngay cả khi đang dùng các thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân làm cho bệnh Gout dễ trở nặng sau Tết.
Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm không tốt cho bệnh Gout
– Thịt đỏ giàu đạm như bò, ngựa, trâu, dê, …
– Hải sản như cá, tôm, sò, ghẹ, …
– Nội tạng động vật như tim, gan, …
– Thịt gà, ngỗng, trứng, …
– Một số loại rau như măng, giá đỗ, bông cải, cải bó xôi, …
– Thực phẩm giàu chất béo như da động vật, mỡ, …
– Một số loại thực phẩm khác như: nem chua, bánh chưng, dưa hành, thịt đông
Uống nhiều thức uống có cồn
Bia rượu có hàm lượng purin rất cao. Chính vì thế, khi tiêu thụ các loại đồ uống có cồn nhiều như vậy, cơ thể bạn sẽ bị rối loạn chuyển hoá purin, gây tăng tổng hợp và giảm đào thải acid uric.
Chế độ sinh hoạt thất thường
Hội họp, ăn chơi, thức khuya liên tục, ăn mặc phong phanh, không giữ đủ ấm cho cơ thể, …
Người bệnh gout cần nhớ những điều sau
Người bị bệnh Gout cần duy trì uống nước đầy đủ nước hàng ngày, tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau quả giàu vitamin C và có thể uống sữa, ăn sữa chua bình thường.
Tiếp tục duy trì kiểm soát bữa ăn một cách hợp lý để không bị tăng cân sau Tết nếu đang bị thừa cân.
Nếu xuất hiện đau khớp, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để tạm thời giúp giảm cơn đau:
– Cần nghiêm túc thực hiện dùng các thuốc điều trị Gout đã được bác sĩ chuyên khoa kê trước đó nếu lâu nay vẫn dùng.
– Cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại để cho khớp viêm được nghỉ. Hạn chế tối đa cử động khớp, tránh đi lại tỳ đè lên khớp đau; tháo bỏ giầy dép, mặc quần áo rộng để tránh quần áo cọ xát vào khớp đau.
– Cần nghỉ tại giường và nằm kê khớp bị viêm cao hơn một chút so với mặt giường, ví dụ như kê chân đau lên trên một cái gối.
– Có thể chườm lạnh để giảm sưng đau khớp: Người bệnh nên dùng đá lạnh đã được bọc trong khăn vải chườm nhẹ hoặc đắp quanh khớp bị sưng đau khoảng 20 – 30 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày khi khớp vẫn còn đang sưng đau tấy đỏ nhiều.
Để phòng ngừa các cơn viêm khớp Gout tái phát trong hoặc sau Tết, người bệnh và người có nguy cơ bệnh cần tiếp tục duy trì liệu trình điều trị đã được bác sĩ kê toa và chỉ định, không nên bỏ thuốc giữa chừng hoặc uống thuốc thất thường. Trước Tết, sau Tết nên đi tái khám, nếu cần sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm kiểm tra nồng độ acid uric máu, chức năng gan thận để bác sĩ có thể đánh giá và điều chỉnh thuốc phù hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG DA DO VI KHUẨN SAU MÙA MƯA BÃO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ DA SAU MÙA MƯA LŨ
MỘT SỐ BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP SAU MÙA MƯA LŨ, CẦN BIẾT ĐỂ TRÁNH BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
VÌ SAO SAU MÙA MƯA BÃO, NGUY CƠ BÙNG PHÁT CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM TĂNG CAO?
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SAU MƯA BÃO MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT
NHỮNG BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA MƯA BÃO CẦN CHÚ Ý