Rối loạn đông máu là rối loạn chức năng của cơ thể trong việc kiểm soát sự hình thành cục máu đông. Rối loạn đông máu xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra đủ lượng protein cần thiết để giúp máu đông lại, cầm máu. Những protein này được gọi là yếu tố đông máu.
Rối loạn đông máu là gì?
Rối loạn đông máu tức là tình trạng máu chảy nhưng không thể đông lại được như bình thường vì yếu tố đông máu bị thiếu hụt. Nguyên nhân của điều này có thể là do protein tồn tại trong máu nhưng hoạt động bất thường hoặc bị thiếu hụt nên máu khó đông. Bình thường, khi xảy ra hiện tượng chảy máu, tiểu cầu sẽ kết dính với nhau nhờ sự kết nối của các yếu tố đông máu, nhờ đó mà hình thành cục máu đông để cầm máu. Trong trường hợp rối loạn đông máu, các yếu tố đông máu bị thiếu hụt hay không hoạt động như bình thường thì máu khó cầm và chảy liên tục.
Nguyên nhân rối loạn đông máu
Có hai dạng chính của rối loạn đông máu: tăng đông và giảm đông.
– Rối loạn đông máu tăng đông thường do tăng hình thành cục huyết khối trong cơ thể hoặc do dùng thuốc chống đông quá mức.
– Rối loạn đông máu giảm đông thường do thiếu yếu tố đông máu quan trọng. Như fibrinogen, yếu tố VIII, IX, XI, XII và protein C, protein S hoặc chất ức chế hơn mạch máu (anticoagulant).
Dấu hiệu nhận biết rối loạn đông máu
Những người mắc hội chứng rối loạn đông máu có thể gặp các triệu chứng bao gồm:
– Chảy máu quá mức không dừng lại được.
– Dễ bầm tím.
– Máu trong nước tiểu hoặc phân.
– Chảy máu nhiều khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh con.
– Chảy máu dưới da.
– Sưng và đỏ quanh cơ thể.
– Chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, những người trong tình trạng tăng đông máu có thể gặp các triệu chứng tùy thuộc vào sự hiện diện và vị trí của cục máu đông. Chẳng hạn trường hợp, một cục máu gần tim hoặc phổi có thể gây ra cảm giác đau ngực, khó thở hoặc khó chịu quanh vùng cơ thể trên. Những triệu chứng này có thể chỉ ra cơn đau tim hoặc hiện tượng phổi tắc mạch. Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu thường bao gồm đau, sưng và thay đổi màu da quanh vùng có cục máu, chẳng hạn như chân.
Rối loạn đông máu có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu đặc biệt. Bao gồm kiểm tra đông máu tổng thể, kiểm tra thời gian đông máu và xác định nồng độ các yếu tố đông máu. Rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây rối loạn đông máu. Để tìm ra nguyên nhân chính xác, các bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện nhiều xét nghiệm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ CHẨN ĐOÁN U NÃO
U NÃO LÀNH TÍNH VÀ U NÃO ÁC TÍNH: SỰ KHÁC BIỆT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
BIỆN PHÁP TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
ĐỐI TƯỢNG CẦN TẦM SOÁT HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TRONG HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA