Ho là một phản xạ có điều kiện mà thông qua đó, cơ thể có thể loại bỏ các tác nhân có hại như chất bài tiết, chất gây kích thích, vi khuẩn, bụi bẩn, … ra khỏi cơ thể. Mặc dù là phản xạ tốt, thế nhưng, việc ho dai dẳng, đặc biệt là ho về đêm sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và tinh thần. Tình trạng ho thường kéo dài và trầm trọng hơn vào ban đêm. Điều này không chỉ khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, mà còn có thể gây khàn tiếng, mất tiếng, xuống tinh thần, … Đặc biệt, ho về đêm còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn ho nhiều về đêm để có cách phòng tránh hiệu quả hơn nhé!
Ho nhiều về đêm do viêm xoang, nghẹt mũi
Viêm xoang khiến các xoang bị tắc, gây ra tình trạng nghẹt mũi mãn tính. Lúc này, chất dịch không được thải ra ngoài qua đường mũi mà chảy ngược xuống cuống họng, ứ đọng ở đó và gây ra ho, đặc biệt là ho nhiều về đêm.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Khi bệnh nhân nằm, axit dễ dàng trào ngược từ dạ dày lên thực quản và họng, rồi kích thích niêm mạc họng dẫn đến những cơn ho về đêm.
Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian dài, thường phổ biến hơn ở những người hút thuốc, người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại. Người bệnh được chẩn đoán bị viêm phế quản mãn tính có các triệu chứng dai dẳng như:
– Khó thở, thở khò khè nhưng ít gặp.
– Tức ngực.
– Ho khạc ra đờm cả ngày và đêm nhưng tăng lên vào buổi sáng, khi tiếp xúc với các chất kích thích (khói thuốc lá, bụi bặm, khói than, …) hoặc khi cơ thể bị lạnh.
– Mệt mỏi.
– Những người bệnh viêm phế quản mãn tính thường phải điều trị kéo dài và rất khó trị dứt điểm, …
Các cơn hen suyễn, hen phế quản
Triệu chứng chung của những người bị ho về đêm là ho khan, khó thở, thở rít, đau tức ngực, … Ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp thì tình trạng này càng nghiêm trọng, người bệnh sẽ ho và khạc ra nhiều đờm. Đây cũng chính là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, hen phế quản. Hay nói cách khác, những người bị hen suyễn thường bị ho khan về đêm.
Hội chứng chảy dịch mũi sau
– Hội chứng chảy dịch mũi sau không được nhiều người biết đến mặc dù bệnh khá phổ biến, gây ra tình trạng dịch nhầy chảy từ khu vực mũi xuống họng. Tình trạng này về đêm thường xảy ra nhiều hơn do tư thế nằm và tác động của thời tiết, gây kích thích ho dai dẳng.
– Đặc biệt khi cơ thể bị cảm lạnh, dị ứng, mắc cúm hay bệnh lý hô hấp, dịch nhầy mũi xuất hiện nhiều hơn và triệu chứng của hội chứng này cũng rõ ràng hơn. Bệnh nhân không chỉ bị khó thở, khó chịu đường họng mà ho kéo dài về đêm còn gây mất ngủ, mệt mỏi, bệnh hô hấp nặng hơn.
– Có thể nhận biết hội chứng này qua các triệu chứng khác như: Cảm giác khó nuốt, chảy nước mũi về đêm, đau họng, cảm thấy có khối vướng trong họng.
Do thiếu sắt
Một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và thiếu chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho đêm. Tuy nhiên đây chỉ là lí do thứ yếu khiến một số người hay bị ho về đêm. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ gây ra kích thích cổ họng và dẫn đến ho. Khi bạn xác định rõ nguyên nhân gây ho đêm là thiếu sắt thì bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống, và tham khảo sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ.
Nếu ho về đêm diễn ra thường xuyên, khiến bạn mất ngủ mệt mỏi âu lo, bạn cần phải sắp xếp thời gian đi khám. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm kiếm nguyên nhân chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp trong từng trường hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO PHỤ NỮ MÃN KINH
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH: GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI VÀ TOÀN DIỆN
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI: THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG