Ngay từ khi có ý định sinh em bé, các cặp vợ chồng nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Để có kết quả khám sức khỏe chính xác, thuận tiện cho người mẹ đi tiêm phòng và có sự chủ động trong thai kỳ thì nên thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai khoảng 3 – 6 tháng.
Các kiểm tra sức khỏe dành cho mẹ trước khi mang thai
Khám tổng quát – lâm sàng
Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu ABO, hệ Rh và kiểm tra có thiếu máu bẩm sinh di truyền không.
Xét nghiệm bệnh lây truyền
Một số bệnh lây truyền như chlamydia, lậu, giang mai, HIV, Rubella, viêm gan B và một số bệnh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe của bạn và thai nhi, hoặc lây nhiễm cho trẻ khi sinh ra. Việc phát hiện bệnh để điều trị trước khi mang thai sẽ làm tăng khả năng thụ thai và hạn chế biến chứng trong quá trình mang thai và sinh con.
Xét nghiệm nước tiểu
Qua dấu hiệu bất thường của nước tiểu, xét nghiệm này giúp xác định lượng đường, đạm có trong máu và vi khuẩn trong nước tiểu. Thực hiện xét nghiệm này giúp phát hiện sớm (nếu có) các bệnh lây qua đường tình dục và tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp.
Khám phụ khoa
Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung, …
Siêu âm ổ bụng
Đánh giá về hình thái học và phát hiện bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng, …
Khám dinh dưỡng
Trong thai kỳ, việc thừa cân hay thiếu cân đều nguy hiểm. Thừa cân sẽ khiến huyết áp cao, là tình trạng thừa cholesterol, huyết áp cao dẫn đến tiền sản giật. Thiếu cân làm nguy cơ con nhẹ cân, sảy thai, sức đề kháng yếu. Vì vậy, chuẩn bị chế độ dinh dưỡng là điều tất yếu đối với vợ chồng.
Khám nha khoa
Rất nhiều bà mẹ vì không coi trọng mà bỏ qua bước khám này. Trên thực tế, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng do phải ăn số lượng nhiều, ăn nhiều bữa. Các bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non trong nhiều trường hợp.
Điện tâm đồ
Phát hiện các bệnh về tim như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, …
Siêu âm tuyến vú hai bên: phát hiện các bất thường tại vú.
Thực hiện tiêm phòng
Tiêm phòng chủ yếu được thực hiện cho nữ giới, các mũi tiêm cần hoàn thành trước tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai để cơ thể mẹ đủ thời gian sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh, cũng như không để thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Các mũi tiêm phổ biến mẹ cần thực hiện là: Tiêm phòng cúm; Sởi; Thủy đậu; Rubella; Viêm gan B; HPV; Uốn ván; …
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?
VÌ SAO CẦN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN?
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA
ĐAU XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÚC GIAO MÙA
NHỮNG BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA MƯA BÃO CẦN CHÚ Ý
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SAU MƯA BÃO MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT