Nếu bạn có các triệu chứng viêm bàng quang, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Ngoài việc thăm khám, xem xét bệnh sử và hỏi về các biểu hiện hiện tại, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm khác.
Phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang
Xét nghiệm nước tiểu
Khi nghi ngờ có tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện các tế bào bạch cầu, tế bào máu, phản ứng nitrit. Trong một số trường hợp cần thiết nuôi cấy tìm vi khuẩn.
Nội soi bàng quang
Ống nội soi được luồn qua niệu đạo đi vào bàng quang để thu được hình ảnh bên trong cơ quan này, giúp bác sĩ quan sát, đánh giá. Trong quá trình này, một mẫu mô nhỏ có thể được lấy ra ngoài để đem đi làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (sinh thiết).
Xét nghiệm hình ảnh
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường không cần thiết trong chẩn đoán tình trạng này. Tuy nhiên, trong trường hợp không tìm thấy dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang hoặc siêu âm sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính gây viêm, chẳng hạn như có khối u hay cấu trúc bất thường.
Phương pháp điều trị viêm bàng quang như thế nào?
Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn
– Nhiễm khuẩn lần đầu: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh trong 3 ngày dù những triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng 1 ngày.
– Nhiễm khuẩn tái phát: Sau khi điều trị đợt cấp viêm bàng quang, người bệnh có thể phải dùng kháng sinh dự phòng sau khi giao hợp hoặc sử dụng kháng sinh liều thấp mỗi ngày trong khoảng 3 đến 4 tuần.
– Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: Trường hợp này tương đối phức tạp do những vi khuẩn kháng thuốc.
– Phụ nữ mãn kinh có thể cần phải sử dụng thêm những loại thuốc estrogen dạng kem.
Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi nguyên nhân khác
– Viêm bàng quang do hóa chất: tránh dùng các hóa chất gây viêm bàng quang để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.
– Viêm bàng quang do xạ trị hoặc do thuốc: dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang.
– Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác: điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng, tránh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM ĐAU MẮT ĐỎ CHO MẸ BẦU
ĐAU MẮT ĐỎ KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA?
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ NHƯ THẾ NÀO?
ĐAU MẮT ĐỎ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG