Túi mật là một bộ phận nhỏ của cơ thể có dạng quả lê nằm sát phía dưới gan. Túi mật có tác dụng dự trữ dịch mật, một loại dịch giúp cơ thể tiêu hóa chất béo. Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật.
Polyp túi mật là gì?
Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, là hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật.
Polyp túi mật được chia ra làm 2 loại polyp lành tính và polyp ác tính. Phần lớn polyp túi mật là polyp lành tính. Polyp lành tính bao gồm các loại polyp cholesterol, u cơ tuyến, polyp viêm, u cơ trơn, u sợi, u mỡ.
Nguyên nhân dẫn đến Polyp túi mật
– Có rất nhiều các yếu tố được cho là có liên quan việc hình thành polyp túi mật như: chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, mỡ máu cao, béo phì, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virut viêm gan… Nhưng trên thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chính xác nguyên nhân hình thành polyp túi mật.
– Thực phẩm có liên quan tới sự hình thành polyp túi mật. Polyp túi mật là bệnh đa phần lành tính, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng do thói quen sinh hoạt và ăn uống không phù hợp.
– Có nhiều yếu tố thuận lợi đối với việc hình thành polyp túi mật như chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu cao, béo phì, nhiễm virus viêm gan, thói quen ăn uống nhiều mỡ, chất béo, làm tăng thêm lượng cholesterol trong cơ thể. Đối với người bị polyp túi mật thì chế độ ăn uống phải thanh đạm gần giống với người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tức là phải giảm cholesterol xấu trong máu.
Triệu chứng nhận biết Polyp túi mật
– Triệu chứng cơ năng: Biểu hiện thường mơ hồ, ít khi rầm rộ, chỉ có biểu hiện lâm sàng khi polyp gây rối loạn bài tiết, bài xuất dịch mật tại lòng túi mật hay có sỏi tủi mật hoặc viêm túi mật kèm theo. Đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị (gần 80%), đau thường xuất hiện sau khi ăn; có thể đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
– Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân thường không có sốt và không có dấu hiệu tắc mật.
– Triệu chứng thực thể: (Kín đáo) Thăm khám bụng có thể thấy đau tức nhẹ khi ấn vùng hạ sườn phải, đa số không phát hiện các dấu hiệu bất thường. Khám các cơ quan khác để phát hiện các bệnh lý kèm theo.
Polyp túi mật thường phát triển một cách thầm lặng nên khó phòng ngừa nhưng nếu bạn biết cách điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống thì vẫn có thể kiểm soát được. Hãy duy trì thói quen sống lành mạnh và theo dõi định kỳ, bạn sẽ sống chung với bệnh một cách khỏe mạnh nhé!
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH GÂY RA NHỮNG BIẾN CHỨNG NÀO?
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH
VIÊM HỌNG HẠT NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?
VIÊM HỌNG HẠT CÓ BỊ LÂY KHÔNG?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG HẠT
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG HẠT