Để điều trị suy tim, bác sĩ sẽ tùy vào từng triệu chứng, giai đoạn và nguyên nhân để có những phác đồ điều trị khác nhau, có thể kết hợp các loại thuốc hoặc phẫu thuật.
Các biện pháp để chẩn đoán suy tim
Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử cẩn thận, hỏi về tiền sử gia đình, khám lâm sàng, kết hợp các phương pháp cận lâm sàng như:
– Điện tâm đồ ECG: có thể phát hiện dày giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim, lock nhánh trái, sóng Q nhồi máu, thay đổi ST-T trong thiếu máu cục bộ cơ tim.
– X-quang tim phổi: hình ảnh bóng tim to, sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi
– Siêu âm tim qua thành ngực: đánh giá chức năng thất trái bình thường hay giảm, vận động vùng của tâm thất trái có tốt, hở van tim, kích thước buồng tim, áp lực động mạch phổi, dịch màng tim, huyết khối buồng tim.
– Holter điện tâm đồ 24 giờ: tìm rối loạn nhịp
– Chụp động mạch vành: thường để tìm nguyên nhân nghi do bệnh động mạch vành, phân xuất tống máu thất trái giảm
– MSCT động mạch vành: để tìm nguyên nhân nghi do bệnh động mạch vành, bất thường cấu trúc tim, bệnh màng ngoài tim.
– MRI tim: khi nghĩ đến nguyên nhân suy tim là do viêm cơ tim hay bệnh cơ tim.
– Xét nghiệm máu tổng quát (đường máu, mỡ máu, men gan, chức năng thận, điện giải đồ, TSH) và NT- Pro BNP, giúp chẩn đoán nguyên nhân, tiên lượng và theo dõi điều trị.
Điều trị bệnh suy tim
Điều trị suy tim bằng thuốc kết hợp giải quyết các vấn đề, nguyên nhân gây suy tim theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: thông mạch vành, sửa van, thay van, chữa các bệnh lý bẩm sinh…
Điều trị nội khoa
– Chẹn beta giao cảm: Giúp bệnh nhân cải thiện được tỉ lệ tử vong và nguy cơ đột tử do nguyên nhân rối loạn nhịp
– Ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1: Là thuốc giúp cải thiện được triệu chứng của bệnh góp phần làm giảm tử vong.
– Lợi tiểu: Thường được chỉ định trong suy tim ứ huyết, góp phần cải thiện được triệu chứng bệnh.
– Thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone: Làm giảm nguy cơ đột tử khi bị suy tim.
– Digoxin: Đây là thuốc có thể cải thiện được các triệu chứng của suy tim, tuy nhiên cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ khi dùng kéo dài.
– Kết hợp nhóm thuốc Valsartan/Sacubitril: Có thể giúp vượt qua ức chế men chuyển/ức chế thụ thể đơn thuần trong điều trị bệnh suy tim.
Cấy máy ICD
Được bác sĩ chỉ định khi suy tim EF ≤35%, vẫn còn triệu chứng sau khi điều trị nội khoa do thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp thất nặng, giãn cơ tim…. Tiên lượng sống thêm ≥1 năm.
Cấy máy CRT
Nhiều bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhưng vẫn còn triệu chứng sẽ được chỉ định cấy máy CRT, đặc biệt khi suy tim EF ≤35%, QRS ≥130ms.
Ghép tim
Được bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định khi suy tim ở giai đoạn cuối, các biện pháp điều trị không còn hiệu quả, bệnh nhân dưới 65 tuổi. Tuy nhiên chống chỉ định khi bệnh nhân bị tăng áp phổi cố định, bệnh lí toàn thân nặng, ung thư…
Tham khảo: suckhoedoisong.vn
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI