Việc thực hiện xét nghiệm khi mang thai sẽ giúp bác sĩ đi sâu vào phát triển từng tế bào của cả mẹ và bé, vào từng mốc thai kỳ cụ thể. Từ đó, nhanh chóng biết được con có đang phát triển khỏe mạnh hay không, có mắc phải dị tật nào hay không và bản thân mẹ có cần phải điều chỉnh gì để giúp cho sự phát triển của bé tốt hơn hay không.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để lấy các chỉ số hemoglobin, hematocrit và số lượng tiểu cầu. Nếu chỉ số hemoglobin hoặc hematocrit thấp thì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị thiếu máu, thiếu sắt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu sẽ nhận được lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình trạng đó.
Làm xét nghiệm máu còn giúp chẩn đoán mẹ bầu có bị mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, viêm gan B, viêm gan C, …
Trong mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ mắc phải bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.
Xét nghiệm nước tiểu
Việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu trước tuần thứ 12 của thai kỳ sẽ giúp mẹ phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiết niệu dễ dẫn đến tiền sản giật, các bệnh lý liên quan đến đường tình dục, … Nhờ đó, bác sĩ sẽ có thể can thiệp kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài ra, nếu như kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong nước tiểu cao cũng là một “chỉ dẫn” quan trọng để mẹ tiếp tục tiến hành xét nghiệm dung nạp đường huyết nhằm chẩn đoán bệnh lý tiểu đường thai kỳ.
Cách thức lấy nước tiểu vô cùng đơn giản. Mẹ sẽ được phát một chiếc cốc và một chiếc khăn lâu tiệt trùng. Sau khi mẹ đã rửa sạch tay, hãy sử dụng khăn tiệt trùng lau âm hộ từ trước ra sau, tiểu một vài giây vào bồn cầu rồi đặt cốc vào giữa dòng nước chảy cho đến khi lấy đủ mẫu.
Xét nghiệm rubella
Với những mẹ bầu chưa từng tiêm phòng rubella cũng như chưa từng mắc bệnh này trước khi mang thai thì nên thực hiện xét nghiệm từ tuần thứ 7 – 10 của thai kỳ. Vì phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella rất nguy hiểm, bệnh có thể lây từ mẹ sang con. Nếu thai nhi bị nhiễm rubella khi sinh ra sẽ dễ gặp các bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, điếc, chậm phát triển,
Xét nghiệm Triple test kiểm tra rối loạn nhiễm sắc thể
Xét nghiệm Triple test diễn ra ở tuần thai thứ 15 – 20 đạt mức độ chuẩn xác, tốt nhất ở tuần 16 – 18. Việc xét nghiệm này dùng đến máu của mẹ bầu để phân tích, tìm ra nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm tầm soát các yếu tố như AFP (protein do thai sản sinh), HCG (nội tiết do thai sản sinh), Estriol (nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản sinh).
Mục đích của xét nghiệm này nhằm xác định thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể không, cần làm thêm những xét nghiệm khác không. Vì vậy đây là xét nghiệm cần thiết không nên bỏ qua.
Xét nghiệm đường huyết
Nếu thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 của thai kỳ.
Nếu kết quả là bình thường, bạn sẽ được tầm soát một lần nữa vào tuần 24 đến 28. Khi đến kiểm tra, bác sẽ tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói.
Sau đó, mẹ bầu sẽ được cho uống một lượng dung dịch glucose. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, bác sĩ có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác nhằm phát hiện các bất thường để có phương án xử lý kịp thời, đồng thời đó cũng là cách giúp mẹ bầu yên tâm hơn trong quá trình mang thai.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG