CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Thời gian điều trị bệnh rối loạn tiền đình hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng. Do đó khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Các biện pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể nhằm phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác dẫn đến các triệu chứng mất thăng bằng như chóng mặt hoặc ngất.

Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG)

Là một quy trình bao gồm những xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.

Xét nghiệm xoay vòng

Một phương pháp để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển.

Đo âm ốc tai (OAE)

Cung cấp các thông tin về tế bào lông chuyển động trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào này với một loạt các kích thích âm thanh được tạo ra bởi một loa nhỏ đặt vào trong ống tai.

Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Thuốc

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.

Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình

Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, thị giác.

Tập thể dục đều đặn

Tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống đều độ

– Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi

– Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

– Ăn nhiều rau củ, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Bổ sung đủ nước cho cơ thể.

– Không uống rượu bia, dùng chất kích thích.

Phẫu thuật

Đây là giải pháp cuối cùng nếu như các biện pháp điều trị trên không có hiệu quả.

Điều trị rối loạn tiền đình là một quy trình tương đối phức tạp, do đó cần được tham vấn kỹ lưỡng từ các bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được kê đơn.

Người bị rối loạn tiền đình cần đến khám ở chuyên khoa Nội thần kinh, Nội tổng hợp hoặc Tai mũi họng. Và có thể phải làm một số chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI),… để được bác sĩ chấn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Tại Phòng khám đa khoa Thuận Kiều, bác sĩ trực tiếp khám và điều trị rối loạn tiền đình là là người có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị các bệnh lý thần kinh nói chung, có nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị chóng mặt, hội chứng tiền đình.

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline